slider

Nâng cao chất lượng môi trường ao cá Bác Hồ trong khu di tich Phủ Chủ tịch

19 Tháng 09 Năm 2011 / 2539 lượt xem
K.s Phạm Đức Lương
 Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I
 
        Ao cá Bác Hồ là một biểu tượng thành công của việc nuôi trồng thuỷ sản vì đây, sinh thời, Bác đã từng nuôi, huấn luyện cá, Bác là một tấm gương lớn để người dân học tập việc sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường, mang lại lợi ích cho đồng bào về kinh tế xã hội và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho các thế hệ.
        Sau nhiều năm, với những tác động ngoại cảnh vào môi trường nước làm biến động chất đáy và chất lượng nước, có ảnh hưởng không tốt đến đàn cá lưu giữ trong ao. Việc thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng môi trường ao cá đã được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1- Bộ Thuỷ sản và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thực hiện thành công. Sau đây là những kết qủa thực hiện:
1. Cải tạo nền đáy ao: Nền đáy có ảnh hưởng tới sự phát triển của khu hệ sinh vật đáy, là biểu hiện sự thích nghi giữa môi trường với đời sống của thuỷ sinh vật và các loài thuỷ sản. Với việc khảo sát kết cấu đáy ao và căn cứ vào tỷ lệ những hạt nhỏ có kích thước dưới 0,01 mm tạo thành nền đáy của thuỷ vực để phân biệt loại nền đáy thì ao cá Bác Hồ có nền đáy là bùn nhão (nhiều hạt nhỏ). Từ các số liệu điều tra khảo sát trên cơ sở khoa học, việc nạo vét 994 m3 bùn nhão và mùn bã hữu cơ chứa nhiều độc tố đưa ra khỏi ao và rải 560 m3 cát xuống đáy ao đã tạo được nền đáy cát bùn tạo điều kiện cho động vật đáy tồn tại và phát triển trở lại sau một số năm vắng mặt trong ao.
Bảng 1. Kết qủa cải tạo đáy ao cá Bác Hồ tại Khu di tích Phủ Chủ tịch:
Thời gian khảo sát
Loại nền đáy ao
Chất lượng đáy ao
Động vật đáy
Loài
Số lượng
Trước khi cải tạo ao (9/2003)
Bùn nhão (trên 50% hạt nhỏ)
Nhiều bùn nhão có chất độc H2S...
Không
Không
 
Sau khi cải tạo ao đến nay (11/2007)
Cát bùn
( 5-10% hạt nhỏ)
Đặc tính nền đáy
đã phù hợp, không còn độc tố
Bivalvia
Gastropoda
Macrura
Bracchyura
Nhiều cá thể
Nhiều cá thể
một số cá thể
một số cá thể
        Sau khi tu bổ cải tạo môi trường ao cá, việc đưa trở lại ao một số loài động vật không xương sống như: trai (Bivalvia), ốc ( Gastropoda). Hai loài động vật không xương sống này không những phát triển bình thường mà còn tăng đáng kể về số lượng, giúp cho qúa trình lọc sinh học trong môi trường nước được tăng cường. Trong ao đã phát triển tự nhiên 2 loài giáp xác 10 chân (Decapoda) như Tôm (Macrura), Cua (Brachyura) mà trước khi cải tạo ao không có điều kiện tồn tại. Điều này cũng thể hiện môi trường đã gần với tự nhiên và có điều kiện thích hợp cho các loài thuỷ sinh vật phát triển bình thường, những sinh vật này tham gia vào qúa trình tự lọc sạch, trong đó loài Trai (Bivalvia) mỗi ngày lọc trên 12 lít nước để lấy thức ăn, các loài giáp xác thấp như (Cladocera, Copepoda)  cũng có kiểu dinh dưỡng tương tự, được coi như những máy lọc sống góp phần làm sạch môi trường nước ao .
2. Chất lượng nước: Trước tháng 9/2003 do nhiều năm chịu tác động của môi trường bên ngoài như lá rụng, các chất thải từ nước mưa, chất thải từ cá và các nguồn khác, nước ao cá đã bị nhiễm bẩn nặng, có thể nhận thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, để xác định độ nhiễm bẩn của ao, các chỉ tiêu phân tích về thuỷ lý, hoá, sinh học đã được xác định trên cơ sở khoa học và đưa ra những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng môi trường ao cá Bác Hồ.
        Các chỉ tiêu về môi trường trước và sau khi cải tạo ao cá được trình bày ở bản 2
dưới đây do Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản1 Bộ Thuỷ sản thực hiện.
        Điểm thu                       
                       mẫu
Chỉ tiêu     
Nguồn vào
Điểm 1
 
Điểm 2
 
Điểm 3
 
Điểm 4
 
T
S
T
S
T
S
T
S
T
S
pH
6,99
7,8
6,70
7,8
7,10
7,8
7,05
7,8
6,90
7,8
DO (mg/l )
2,4
4,51
2,4
4,94
2,2
5,16
2,1
6,07
1,9
3,86
COD (mg/l )
2
5,2
16,0
7,6
7,2
6,8
8,0
6,8
6,8
8,4
NH4  (mg/l )  
3,0
2,0
1,0
2,0
1,0
2,0
1,0
1,5
1,0
2,0
PO4 (mg/l )
1,0
0,35
0,2
0,21
0,2
0,39
0,2
0,32
0,2
0,13
NO2  (mg/l )
0,0
0,34
0,75
0,30
0,0
0,31
0,60
0,32
0,80
0,33
Fe t s (mg/l ) 
0,00
0,02
0,10
0,02
0,20
0,02
0,05
0,02
0,20
0,02
(Điểm 1 Đối diện nhà sàn. Điểm 2 bên phải nhà sàn. Điểm 3 giữa ao. Điểm 4 gần cống thải. (T): Trước khi cải tạo ao, (S): Sau khi cải tạo ao).
        Các số liệu phân tích một số chỉ tiêu trước khi cải tạo môi trường ao cá cho thấy hàm lượng ô xy hoà tan trong nước (DO) rất thấp, từ 1,9- 2,4 mg/l ( thấp hơn yêu cầu giới hạn >3,0 mg/l). Hàm lượng hữu cơ tiêu hao ô xy(COD) có điểm thu mẫu cao tới 16mg/l, biểu hiện ao rất giàu dinh dưỡng. Hàm lượng đạm dạng NO2- cũng có 3 điểm vượt tiêu chuẩn cho phép (0,60-0,80mg/l), tiêu chuẩn cho phép <0,2 mg/l. Các số liệu trên cho thấy môi trường nước ao tích đọng dinh dưỡng hữu cơ qúa mức và nhiễm bẩn nặng.
        Qua
 
 các số liệu phân tích các chỉ tiêu môi trường sau khi cải tạo ao cá (7/10/2005) và so sánh với các chỉ tiêu môi trường trước khi cải tạo ao cá cho thấy các chỉ tiêu môi trường trong phạm vi phù hợp, điều kiện môi trường được cải thiên rõ rệt.
3. Vi khuẩn: Kết qủa định lượng vi khuẩn trong bùn và nước ao trước và sau khi cải tạo ao cá được trình bày tại bảng sau:
           Loại mẫu
 
Vi khuẩn
Nguồn nước vào
(khuẩn lạc/ml)
Nước ao
(khuẩn lạc/ml)
Mẫu bùn ao
(khuẩn lạc/ml)
T
S
T
S
T
S
Aeromonas spp
67.103
9,3.102
58.103
7,1.102
79.103
7,9.102
Pseudomonas spp
0
1.101
0
4.101
0
0
Vi khuẩn tổng số
5300.103
 1,3.103
7300.103
2,2.104
8500.103
8,7.104
(T) Trước khi cải tạo môi trường ao cá. (S) Sau khi cải tạo môi trường ao cá.
        Các mẫu vi khuẩn trước khi cải tạo môi trường ao cá đều vượt mức cho phép, đặc biệt là sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh cho động vật thuỷ sản nước ngọt Aeromonas spp, giới hạn cho phép là <3.103 khuẩn lạc/ml, ao cá thể hiện sự ô nhiễm nặng. Sau khi làm sạch môi trường ao cá, lượng vi khuẩn tổng số và vi khuẩn Aeromonas spp đã hạ thấp trong ngưỡng cho phép
4. Tảo: kết quả phân tích phù du ở ao cá tại khu di tích Phủ Chủ tịch   7/10/2005
 4.1 Thành phần loài
STT
Tên loài thực vật phu du(TVPD)
Tần số gặp
 
I
BACILLARIOPHYTA (tảo Khuờ)
 
1
Melosira granulata
xx
2
Navicula lanceolata .
x
3
Synedra ulna
x
4
Gramatophora sp
x
II
CHLROPHYTA (tảo Lục)
 
5
Scenedesmus quadricauda
xxx
6
S.obiquus
xxx
7
S.acuminatus
xxx
8
S.bicaudatus
xxx
9
S.arcuatus
xx
10
S.bijugatus
xx
11
Pediastrum simplex
xxx
12
P.duplex
xxx
13
P.tetras
xx
14
P.kawraiskyi
x
15
Crucigenia   quadrata
xxx
16
Cr. tetrapedia
xxx
       17
Cr.rectangularis
xx
18
Cr. quadricauda
xxx
19
Ankistrodesmus obtusus
xx
20
Oocystis borgei
xxx
21
O.submarina
x
22
Kirchneriella contorta
xx
23
Cosmarium ochthodes
xx
24
Chlorella vulgaris
xx
25
Treubaria trappendicula
xx
26
Hyalopraphidium allanthoidea
x
27
Gonium pectorela
x
28
Golenkiniopsis solitaria
x
29
Coenococcus olanctonicus
x
30
Dictyosphaerium chrenbergianum
x
31
Closterium siliqua
x
32
Cl.dianae
x
33
Schizochlamydella delicatusla
x
34
Planktococcus sphaerocystiformis
xx
35
Chlamydomonas incerta
x
36
Volvox aureus
x
III
CYANOBACTERIOPHYTA
(vi khuẩn Lam)
 
37
Lyngbia circumereta
xx
38
Meismopedia minima
xx
39
Anabaena flos – aquae
x
40
Phormidium sp.
x
41
Microcystis minima
x
IV
EUGLENOPHYTA (tảo Mắt)
 
42
Euglena rubra
xxx
43
E.eates
x
44
E.tericola
x
45
E.texta
xxx
46
Trachelomonas cylindricea
x
47
Phacus ovalis
xx
V
DINOPHYTA (tảo Giỏp)
 
48
Glenodinium pennadii
x
49
Peridinium aciculiferum
x
Qua việc nghiờn cứu thành phần loài TVPD trong ao cỏ Bỏc Hồ, đó xỏc định được 49 loài trong 5 ngành Tảo. Thành phần loài chiếm ưu thế nhất là tảo Lục 36 loài (73,46%). Trong đó có 8 loài tần số gặp rất cao và đại đa số chúng là thức ăn tốt cho các đối tượng thủy sản. Những loài thuộc hai chi Scenedesmus,  Crucigenia là các loài chiếm ưu thế chúng đều là thức ăn bổ dưỡng cho tôm cá và nhuyễn thể….Tiếp sau đó là ngành tảo Mắt xác định được 6 loài, trong đó Euglena -rubra E.texta có tần số gặp cao. Chúng cũng là thức ăn cho các đối tượng thủy sản. Ngoài ra 3 ngành tảo khác gặp ít hơn với tần số trung bỡnh hoặc thấp.
4.1.2 Số lượng tảo(Đơn vị tính: x.106 cỏ thể/lớt)
TT
Tờn ngành
Điểm thu mẫu
1
2
3
4
5
Trung bỡnh
1
Bacillariophyta
0,060
0,060
0,160
0,180
0,060
0,104
2
Chlorophyta
8,920
10,240
4,680
15,480
5,120
8,888
3
Cyanobacteriophyta
0,180
0,100
0,040
0,140
0,060
0,104
4
Euglenophyta
0,200
0,120
0,040
0,140
0,040
0,108
5
Dinophyta
0,040
0,080
0,080
0,080
0,020
0,060
         Tổng cộng
9,400
10,600
5,000
16,020
5,300
9,264
 Ghi chú:  Điểm số 1 - cầu ao,           số 2 – giữa ao,               số 3 – góc ao bên trái       
                 Số 4 – nguồn nước ra,       số 5 – góc ao bên phải
 (TVPD) thực vật phù du(tảo).
Qua bảng số liệu thu và phân tích định lượng 5 mẫu (TVPD) tại ao cỏ Bỏc Hồ, thể hiện:
- Số lượng TVPD ở ao cá Bác Hồ ở mức độ cao, chứng tỏ ao giầu chất dinh dưỡng phù hợp cho Tảo phát triển. Mật độ tảo từ 5.106 ữ 16,020. 106 cỏ thể/lớt. Tớnh trung bỡnh mật độ Tảo trong toàn ao là 9,264. 106 cá thể/lít. Như vậy nguồn thức ăn tự nhiên và cơ sở thức ăn ở đây rất phong phú.
- Đặc biệt ngành tảo Lục (Chlrophyta) phỏt triến nhiều nhất, mật độ 4,680.106 ữ 15,480.
106 cỏ thể/lớt.
- Riêng điểm số 2 (giữa ao ít bóng dâm) tảo lục phát triển nhiều nhất, mật độ 10,240. 106 cá thể/lít (chiếm 96,66%). Điểm số 4 (nguồn nước ra - lắng đọng nhiều chất dinh dưỡng), số lượng tảo đạt 15,480. 106 cỏ thể/lít (chiếm 96,62%). Đây là nguồn thức ăn quí (bổ dưỡng) cho các đối tượng thủy sản và động vật phù du…
- 4 ngành tảo khác số lượng thấp chiếm tỷ lệ không nhiều.
5. Cơ cấu đàn cá: Thành phần loài chủ yếu nằm trong danh mục khi sinh thời Bác từng nuôi và huấn luyện đàn cá. Sau khi cải tạo nâng cao chất lượng môi trường đàn cá được cơ cấu phù hợp với đặc điểm sinh học của loài trong các tầng nước và mang ý nghĩa bảo tồn theo danh mục dưới đây.
STT
 
                Thành phần loài
Số lượng trước cải tạo ao
 Số lượng sau cải tạo ao
(con)
(kg)
(con)
(kg)
1
Cá Chép (Cyprinus carpio)
 
 
 
 
Chép Việt
20
 50
    20
      60
Chép Hung vảy
60
190
    30
     120
Chép Hung trần
20
 60
    15
       60
Chép vàng Indonesia
80
100
   150
     260
2
CáTrắm cỏ (Ctenopharyngodo idellus)
30
 60
       5
       15
3
Trắmđen (Mylopharyngodon piceus)
 4
 20
       2
       10
4
Mètrắng (Hypophthalmichthys molitrix)
 70
 30
     50
       30
5
 Mè hoa (Aristichthys nobilis)
 10
 30
     10
       20
6
 Mè vinh (Barboesgoni onotus)
 30
    5
     20
         5
7
Trôi Việt (Cirrhinus molitorela)
    6
    5
       5
         5
8
 Rô hu (Labeo rohita)
 150 
100
     10
       10
9
 Mrigan (Cirrhinus mrigalla)
 100
 50
     10
       10
10
Cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus)
     0
    0
       5
         5
11
1.Rôphiđen(Oreochromis mossambicus)
 1000
 150
       10
         3
2.Rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
 7000
1650
    2000
      1000
12
Cá Trê (Clarias Fuscus)    
     20
      2
       20
           2
13
Rô đồng (Anabas testudineus – Bloch)
     20
      1
       20
           1
14
Động vật không xương sống
    
     
   
    
1. Trai (Bivalvia)
      0
      0
    1000
      100
2. Ôc (Gastropoda)
      0 
      0
      500
 
15
Giáp xác 10 chân (Decapoda)
     
     
 
 
1. Tôm (Macrura)
      0
      0
      100
 
2. Cua (Brachyura)
      0
      0
        50
 
 Cá Rô phi (Tilapia) sinh sản tự nhiên qúa mức trong ao được giảm phần lớn về cá bố mẹ và đàn con. Nhóm cá chép Ân độ Rô hu (Labeo rohita), Mrigan(Cirrhinus mrigalla) được nhập nội năm 1984 có mặt trong ao cũng được giảm và chỉ được coi là đại diện của loài làm phong phú quần thể các loài cá trong ao trong một thời điểm nhất định, không có ý nghĩa về mặt bảo tồn. Cơ cấu thành phần loài trong quần thể các loài cá trong ao, ổn định mật độ dưới 1 cá thể/m2 sẽ tạo được sự phân bố hài hoà giữa các tầng nước, sử dụng triệt để nguồn thức ăn tự nhiên, làm tăng khả năng tự lọc sạch môi trường nước, giữ gìn sinh cảnh tự nhiên bền vững. Có thể khẳng định, ao cá Bác Hồ là bảo tàng rất sinh động về các loài cá nước ngọt bản địa và thế giới khi sinh thời Bác từng nuôi dưỡng và khuyến khích đồng bào phát triển nuôi cá cải thiện đời sống.
6. Thiết bị phụ trợ môi trường ao cá Bác Hồ: Quản lý môi trường ao cá theo hướng tự nhiên, bền vững qua các giải pháp đồng bộ có hiệu qủa rõ rệt. Việc cơ cấu thành phần các loài cá và động vật không xương sống trong ao để tăng khả năng tự lọc sạch tự nhiên, hạn chế sự tác động xấu từ môi trường bên ngoài như lá cây, mùn bã từ nước mưa, thức ăn dư thừa v.v là biện pháp tối ưu. Với đặc điểm riêng biệt của ao cá di tích, mọi tác động để quản lý ao cá nhưng làm thay đổi cảnh quan đều không phù hợp .Vì vậy, việc lắp đặt thiết bị phụ trợ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt không làm thay đổi cảnh quan môi trường. Hệ thống vòi phun và máy bơm đảo nước được cải tiến và đặt tại điểm khuất, chìm dưới mặt nước để đáp ứng nhu cầu ô xy cho đàn cá trong ao thông thường vào nửa đêm về sáng. Đây cũng là thời điểm khả năng khuyếch tán ôxy trong nước khó khăn, rất cần đến sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật.
7. Quy trình kỹ thuật chăm sóc quản lý ao cá Bác Hồ: Ao cá Bác Hồ với diện tích 3320m2, mức nước sâu trung bình 2 mét, khối lượng nước tương đương 6640 m3. Do những điểm khác biệt, việc quản lý môi trường ao cá Bác Hồ đã được nghiên cứu thử nghiệm từ tháng 9/2003 đến tháng 9/2005 và đưa ra quy trình quản lý phù hợp nhất dưới đây.
7.1 Lưu lượng nước: Nguồn cấp nước hiện nay được đưa vào ao theo đường ống kín cần phải cho chảy qua vòi phun lên cao để tạo điều kiện cho nguồn nước được bổ sung ô xy. Lưu lượng nước để đảm bảo cho sự luân chuyển và thay đổi tối thiểu 1/3 khối lượng nước trong ao, tương đương 2000m3/ ngày đêm. Cần xem xét giải pháp khoan giếng ngầm để chủ động bổ sung nguồn nước sạch cho ao.
7.2 Mật độ cá trong ao: Với mục tiêu nuôi bảo quản đàn cá di tích, duy trì mật độ 1 cá thể/1mao. Bảo quản nghiêm ngặt đàn cá gốc đồng thời lưu giữ nguồn gien đàn cá gốc để có thể thay thế số cá đã qúa già.
7.3 Thức ăn bổ sung: Nuôi giữ đàn cá theo hướng bảo quản, duy trì khối lượng cá thể và quần đàn, do vậy lượng thức ăn bổ sung được giảm tối thiểu. Hàng ngày, cho cá ăn 1% khối lượng cá trong ao. Sử dụng thức ăn dạng viên nổi không tan rữa trong nước để hạn chế ô nhiễm nước ao, hàm lượng đạm trong thức ăn phải từ 20% trở lên. Cho cá ăn vào buổi chiều, rải đều khắp ao để mỗi cá thể đều giành được thức ăn. Số thức ăn cho cá ăn tại cầu ao nhà sàn để phục vụ khách viếng thăm có thể thay bằng bỏng ngô tuy nhiên cần hạn chế về số lượng.
7.4 Quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh cho cá:
        - Lá, hoa qủa rụng từ vườn cây xung quanh ao là một nguyên nhân tiềm tàng làm cho ao cá tích tụ nhiều mùn bã hữu cơ gây ô nhiễm nước ao. Để hạn chế đến mức thấp nhất, hàng ngày dùng vợt có mắt lưới dày vớt hết lá và hoa qủa rụng trên mặt nước ao.
        - Dùng vôi bột để khử chua cho ao và phòng bệnh cho cá với liều lượng mỗi tháng 2kg vôi bón cho 100m3 nước, pha loãng té đều khắp ao.
        - Cần định kỳ thu mẫu các chỉ tiêu môi trường (thuỷ lý hoá, động thực vật phù du, động vật đáy và bệnh cá) để kiểm tra chất lượng môi trường ao cá.
        - Định kỳ nạo vét tu bổ ao cá 5 năm một lần. Cán bộ kỹ thuật trực tiếp chăm sóc ao cá, cần theo dõi thường xuyên trạng thái hoạt động của cá, những thay đổi về màu sắc của nước ao để có biện pháp xử lý phù hợp.
Đã có nhiều hoạt động khoa học, thực tiễn để giữ gìn những di sản văn hoá vô giá của quốc gia tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, trong đó ao cá Bác Hồ là một di tích sống động được nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới quan tâm tìm hiểu. Để đảm bảo tính ổn định bền vững của môi trường ao cá, việc quản lý với yêu cầu khoa học, vận hành theo đúng quy trình và ý thức trách nhiệm để góp phần giữ gìn di sản lịch sử- văn hoá vô giá của quốc gia và có ý nghĩa quốc tế là một công việc rất thiết thực cần được thường xuyên thực hiện thật tốt. Đó cũng là bài học kinh nghiệm cho các cán bộ khoa học và kỹ thuật đang chăm sóc giữ gin ao cá Bác Hồ.

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)