slider

Tình cảm Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng

22 Tháng 05 Năm 2020 / 1231 lượt xem

Hoàng Kiều Trang

Phòng Sưu tầm, Kiểm kê, Tư liệu

Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong tháng 5/1961, Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh

Thật thà dũng cảm”

Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Bác còn xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25/8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả”. Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người nhắc nhở, ngày Tết Thiếu nhi 01/6, người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”.

Tình yêu thương thiếu niên nhi đồng được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện bằng tất cả tấm lòng của người ông, người bác, người cha và với tầm nhìn của một vị lãnh tụ thiên tài chăm lo cho thế hệ tương lai của nước nhà. Trong hoàn cảnh nào và ở đâu, Người cũng luôn nghĩ về các cháu, hướng các cháu vào những hoạt động vui chơi bổ ích và nề nếp kỷ luật. Dù bận trăm công nghìn việc lãnh đạo đất nước, nhưng Người vẫn luôn dành thời gian đi thăm các trường học, lớp mẫu giáo, trại thiếu nhi... động viên, khuyên nhủ và cùng vui chơi với các cháu. Đặc biệt, Người thường xuyên viết thư thăm hỏi, gửi quà động viên các cháu thiếu niên nhi đồng miền Nam đang sống dưới sự đàn áp của Mỹ - Ngụy, chưa có một ngày hòa bình thật sự. Người cũng rất quan tâm đến các cháu thiếu nhi sự đàn áp của Mỹ - Nguỵ. Tình yêu đó, sự quan tâm đặc biệt đó bắt nguồn từ lý tưởng: suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ở Người, quan điểm về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đã sớm trở thành một bộ phận của tư tưởng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội văn minh. Bác luôn có một sự gắn bó mật thiết, một tình cảm trìu mến, hiền hòa và chu đáo với thiếu nhi. Đó là sự ấm áp vô cùng của một vị lãnh tụ vĩ đại.

Với nữ dũng sĩ diệt Mỹ Ngô Thị Tuyết (Quảng Ngãi), những lần được ra Hà Nội, được gặp Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch đã trở thành những kỷ niệm khó phai trong lòng chị. Năm 1967, sau khi dự Đại hội chiến sĩ thi đua miền Trung Trung bộ, chị được ra Bắc học tập và chữa bệnh. Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe của chị, gia đình và quê hương miền Nam, về cuộc sống những người phụ nữ trong vùng bị địch chiếm, sự tàn bạo của kẻ thù đối với đồng bào miền Nam, trong đó có Khu 5 anh hùng. Nghe chị kể chuyện ba mẹ hy sinh cách nhau chưa đầy 2 năm vì những đòn tra tấn và đạn pháo của kẻ thù; anh trai là cán bộ huyện cũng đã nằm xuống trong một lần công tác, còn lại một em trai Ngô Nết cũng là dũng sĩ... Bác nói: “Như vậy, chị dũng sĩ, em dũng sĩ rồi. Địch nhất định thua thôi”.

Tháng 1/1958, Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam. Nghe tin Bác đến thăm, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác. Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn so. Bác gọi lại hỏi:

-              Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?

-              Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.

Bác cười bảo Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:

-              Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.

Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.

Bác không bao giờ quên chuẩn bị những gói kẹo, gói bánh để làm quà tặng cho các em nhỏ, thể hiện sự quan tâm chu đáo của Người. Đối với thiếu nhi, đặc biệt là các cháu bé, Bác luôn ân cần, gần gũi và ấm áp như vậy. Bác luôn chỉ dạy các em nhỏ bằng những lời nói hết sức giản dị, tạo cảm giác thoải mái, yêu thương đến các em.

Nói về những tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam nói chung và các cháu thiếu niên, nhi đồng nói riêng đó là sự quan tâm, chăm sóc, là tình yêu thương được hình thành và bồi đắp qua năm tháng. Từ những ngày đầu tiên bắt đầu hành trình ra đi tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã mang theo trong mình hình ảnh một nửa đất nước còn đang bị thực dân cai trị, nơi đồng bào vẫn đang ngày đêm chịu đựng sự tàn ác của kẻ thù. Cho tới ngày Bác trở về nước hoạt động cách mạng năm 1911, tới những năm tháng sau kháng chiến chống Pháp, miền Bắc đã được tự do, nhưng Tổ quốc vẫn còn nỗi đau chia cắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có điều trăn trở làm sao để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, “cố gắng giải phóng nhanh để Bác vào thăm đồng bào miền Nam”. Trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng, Bác để lại muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong bản Di chúc của mình, Bác đã hai lần nhắc đến nhi đồng, đến miền Nam đoạn mở đầu, Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta!...”. 

Đoạn kết thúc, Bác lại viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”(3). Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu niên, nhi đồng nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung.

Chú thích:

1, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 15, tr624

2. Báo Việt Nam độc lập, số 106, ngày 21/9/1941

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)