Bảo tàng Hồ Chí Minh
I- Lịch sử hình thành và phát triển
1. Từ 1970 đến 1990
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 25/11/1970 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 206 - NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ. Ban có nhiệm vụ: “Xây dựng ngay kế hoạch toàn diện về Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh để Bộ Chính trị và Chính phủ xét duyệt; bảo quản tốt khu lưu niệm, các di tích và hiện vật lưu niệm của Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ tịch”.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian đó là giữ gìn và bảo quản Khu di tích Phủ Chủ tịch, tập trung sưu tầm, kiểm kê, bảo quản những tài liệu, hiện vật gắn bó với cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Song song với việc quy hoạch, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ có trình độ đại học về lịch sử và nghiệp vụ bảo tồn bảo tàng là việc xây dựng nội dung trưng bày bảo tàng. Để thực hiện nhiệm vụ này Ban phụ trách đó chủ động phối hợp với nhiều cơ quan khoa học ở trung ương và địa phương tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về tư tưởng, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1975, cùng với việc khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng cho phép mở cửa Khu di tích Phủ Chủ tịch, nơi có ngôi nhà sàn lịch sử, đón khách trong và ngoài nước đến tham quan và tưởng niệm về Người.
Ngày 12/9/1977, Bộ Chính trị BCH TW Đảng ra Nghị quyết số 04 - NQ/ TW thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 1978 nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh đó được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn. Ngày 15/10/1979 Chính phủ đó ban hành Nghị định số 375/ CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện Bảo tàng: “Là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó”.
Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị ra quyết định số 14 - QĐ/ TW về xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó xác định thời gian khởi công là năm 1985 và năm 1990 đưa công trình vào hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những năm 80, cùng với việc sưu tầm, tiếp nhận tài liệu và hiện vật, Bảo tàng tiến hành công việc ghi hồi ức của các cán bộ lão thành cách mạng, của những người đó được làm việc và gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hơn mười năm, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đó sưu tầm, tiếp nhận được trên 7000 tài liệu, hiện vật, phim ảnh,... trong đó có rất nhiều hiện vật gốc quí hiếm. Năm 1983-1984, Bảo tàng Trung ương V.I. Lênin đã giúp Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng phương án trưng bày bảo tàng, đặc biệt đã tạm chọn bổ sung nhiều tài liệu qúi về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng chưa có.
Ngày 11/10/1984, Đề cương trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thông qua. Đây là mốc quan trọng có tính pháp lý trong công việc làm nội dung trưng bày bảo tàng.
Ngày 31/8/1985 lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đó được tổ chức trọng thể. Sự kiện quan trọng này xác định công tác xây dựng nội dung khoa học trưng bày chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn thiết kế trưng bày. Từ đây có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia Liên Xô và Tiệp Khắc để thiết kế mỹ thuật, chuẩn bị thi công lắp ráp.
Ngày 27/9/1989, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 91- QĐ/TW, chuyển Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Viện Mác - Lênin. Bảo tàng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo tiến độ công việc, để khánh thành đúng ngày đã định.
2. Từ 1990 đến nay
Ngày 19/5/1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết thúc chặng đường hai mươi năm chuẩn bị và xây dựng. Từ đây Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin, có thêm điều kiện để hội nhập với ngành bảo tồn bảo tàng và văn hóa thông tin toàn quốc.
Mười sáu năm qua Bảo tàng đã đón gần 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công tác giáo dục bảo tàng được thực hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách tham quan: giới thiệu trực tiếp tài liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng; tổ chức triển lãm chuyên đề, nói chuyện; cung cấp tư liệu; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chương trình tuyên truyền ... nhân các ngày lễ lớn của đất nước.
Cùng với hoạt động phát huy tác dụng công trình, Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động liên tục, lâu dài. Bảo tàng có thư viện chuyên đề sách, báo, tạp chí…về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư viện hiện có hơn 6.318 đầu sách với khoảng 20.000 nguyên bản. Kho Tư liệu có hơn 12.000 tài liệu, trong đó có nhiều tư liệu quí. Tư liệu - Thư viện đã áp dụng cụng nghệ thông tin để quản lý, phục vụ bạn đọc tra cứu, thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công tác sưu tầm, tiếp nhận hiện vật tài liệu từ các cơ quan, cá nhân ở trong và ngoài nước được thường xuyên thực hiện. Hàng nghìn đơn vị tài liệu, hình ảnh, hiện vật được tiếp tục bổ sung cho Kho cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu trưng bày, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ, phong phú hơn.
Thời gian mở cửa hàng ngày:
- Các ngày trong tuần, trừ thứ Hai và chiều thứ Sáu.
- Giờ mở cửa : - Sáng từ 8h đến 11h30.
- Chiều từ 14h đến 16h00.
Thời gian nghỉ trong năm:
- Vào tháng 10 và tháng 11 hằng năm Bảo tàng nghỉ để tu bổ kỹ thuật định kỳ. Thời gian cụ thể sẽ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Liên hệ tham quan:
Phòng Tuyên truyền giáo dục - Bảo tàng Hồ Chí Minh
Tel. : - (84.4) 8463757 - 8463752, mỏy : 176
- (84.4) 7341800.