Nguyễn Ái Quốc và chặng đường 30 năm tìm đường cứu nước
06 Tháng 11 Năm 2016 / 18873 lượt xem
ThS. Mai Lệ Huyền
Phòng Quản trị
Những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ và diễn ra rộng khắp, nhưng đều lâm vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng về đường lối chính trị. Là người sớm có nhận thức về lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã hiểu được phần nào nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống xâm lược. Từ đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân Pháp với một quyết tâm cháy bỏng: Dân tộc được độc lập, đồng bào được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…
Ngày 5/6/1911, tại bến Nhà Rồng (bến Cảng Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình cứu nước bằng công việc phụ bếp trên chiếc tàu Amiral La Touche De Tréville. Anh bắt đầu thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới, đến với nhân dân lao động Pháp và nhiều nước khác, đặc biệt là các nước trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Những năm tháng hoạt động ở Pháp (1911), rồi qua một loạt các nước ở châu Phi (cuối 1911-1912) tới nước Mỹ (tháng 12/1912) đến Anh (1914-1917). Khi chiến tranh thế giới thứ Nhất bùng nổ, Anh đã quay trở lại Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Điều kiện sống lúc này có nhiều khó khăn nhưng bằng các nghề rửa ảnh, vẽ tranh, trang trí đồ cổ Trung Hoa rồi kẻ biển hàng..., Anh đã vượt qua tất cả để quyết tâm theo đuổi con đường cách mạng của mình. Anh được bạn bè chia sẻ, ủng hộ và động viên viết bài đăng báo. Anh quyết tâm học viết báo để sử dụng nó như một vũ khí mới cho hoạt động đi tìm tự do cho dân tộc mình.
Nguyễn Tất Thành nhận thấy: nước Pháp có khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng”, ở Mỹ có “Nữ thần Tự do”, còn ở các nước châu Phi đều giống nhau là: Nơi đâu có người nghèo như ở xứ mình, họ đều bị bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Hành trình đó cùng với những hoạt động thực tiễn sinh động, những công việc lao động vất vả khác nhau anh đã trải qua: phụ bếp dưới tàu, làm bánh trong các khách sạn, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh… vừa giúp Nguyễn Tất Thành kiếm sống vừa giúp anh hiểu rõ và đồng cảm với những người dân lao động, với những dân tộc có cùng chung hoàn cảnh như đất nước của Anh. Và rồi Anh đã rút ra kết luận rằng: “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”(1). Cuộc hành trình đến với các dân tộc, chủng tộc ở các châu lục, đặc biệt là trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng ở nhiều nước đã nâng cao trí tuệ, làm giàu văn hoá và mở rộng thế giới quan cho Nguyễn Tất Thành. Anh đã rút ra kết luận quan trọng rằng: chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Nguyễn Tất Thành khẳng định: “Muốn thoát khỏi nô lệ và áp bức bóc lột thì nhân dân lao động toàn thế giới phải cùng đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung”(2).
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công năm 1917 mang đến ánh sáng cho nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, nhận thức và hành động của Nguyễn Tất Thành. Anh tích cực tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị tại Pháp như: Hội những người Việt Nam yêu nước, phong trào công nhân Pháp, Đảng Xã hội Pháp. Đây là những hoạt động quốc tế đầu tiên của Anh. Bên cạnh đó Nguyễn Tất Thành còn tham gia viết báo nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp, thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa qua một loạt bài viết: “Vấn đề bản xứ” đăng trên báo L’Humanité (2/8/1919); “Đông Dương và Triều Tiên” đăng trên báo Populaire de Paris (4/9/1919); “Thư gửi ông Utơrây” (11/1919).
Vào tháng 6/1919, khi các nước đế quốc thắng trận và bại trận họp Hội nghị tại Vécxây - Pháp để ký kết các hòa ước chính thức cũng như phân chia các quyền lợi cho các nước thắng trận. Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây bản yêu sách tám điểm đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Với sự kiện này, Người đã thu hút được sự chú ý của thế giới vào Việt Nam và thức tỉnh các dân tộc bị áp bức. Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc tác phẩm của V.I. Lênin: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” đăng trên báo L’Humanité, số ra ngày 16 và 17/7/1920. Luận cương giải đáp cho Người con đường đấu tranh giành độc lập, tự do thật sự cho dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc… Người thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”(3). Cũng từ đây, Người đã trở thành người Việt Nam yêu nước đầu tiên tìm thấy con đường đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Khi Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua tháng 12 năm 1920, với tư cách đại biểu Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự và bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đó là: kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo bước chuyển biến quyết định, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người - từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sỹ Cộng sản. Có được “cẩm nang thần kỳ”, Nguyễn Ái Quốc đã tập trung truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cách mạng tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam bắt đầu đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới.
Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đào tạo cán bộ cộng sản và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênnin vào Việt Nam. Đến đầu năm 1929, các đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân rã một cách sâu sắc về đường lối chính trị. Sau Đại hội toàn quốc, Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đã họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) ngày 1/5/1929 Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng giải tán. Đến ngày 17/6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập. Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập. Sau khi thành lập hai đảng phê phán và chia rẽ nhau. Tháng 9 năm 1929, bộ phận đảng viên tiên tiến Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng Liên đoàn hoạt động chủ yếu tại Trung kỳ. Trước tình hình đó, ngày 23/12/1929 Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm tới Trung Quốc. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Kông (Trung Quốc) ngày 6/1/1930 để tiến hành hợp nhất. Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin, với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ sự trưởng thành về nhận thức chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, chấm dứt thời kỳ bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nguyễn Ái Quốc chưa thể về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, nhưng Người luôn theo dõi sát sao và liên hệ chặt chẽ với tổ chức Đảng trong nước. Thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức xây dựng được đường dây liên lạc quốc tế, đặc biệt là các nước Đông Nam Á với mục đích tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân, tổ chức các nước trên thế giới, xây dựng lực lượng hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam thắng lợi. Tháng 3/1930, Nguyễn Ái Quốc đi Xiêm, Malaysia để tiến hành một số công tác, đóng góp công sức vào sự phát triển phong trào cách mạng ở các nước này. Đầu tháng 5 năm 1930, Người quay lại Thượng Hải hoạt động cách mạng. Thời gian này, Người ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Kung, Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc), và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác. Dưới tên trong thẻ căn cước là Tống Văn Sơ, ngày 6/6/1931 Người bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam. Gần 2 năm bị giam giữ trong tù, 1 năm không bắt được liên lạc với tổ chức, luôn bị ốm đau cùng những nỗi lo về phong trào cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc gần như kiệt sức. Nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của vợ chồng luật sư Frank Loseby và những người bạn, Tống Văn Sơ được trả tự do ngày 28/12/1932. Từ Hồng Công, Người tới Hạ Môn, khoảng tháng 7/1933 từ Hạ Môn Người đáp tàu thuỷ lên Thượng Hải. Tại đây Người tiếp tục tìm cách bắt liên lạc với các tổ chức cách mạng và đồng chí của mình. Nhờ được sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh, Người đã liên lạc được với đoàn thể và tổ chức của mình và được đưa đi Liên Xô. Với bí danh Lin, Người được nhận vào học tại Trường Quốc tế Lênin, tại đây Người được gặp gỡ những sinh viên Việt Nam theo học ở Trường Đại học Cộng sản Phương Đông và giúp đỡ họ trong học tập lý luận cũng như sinh hoạt… Nhận thấy tình trạng thiếu lý luận cách mạng của đại đa số cán bộ Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Trung Quốc, Thái Lan… và những vấp ngã, sai lầm, bế tắc của họ do “trình độ lý luận và chính trị rất thấp” Người đã viết thư gửi Ban Phương Đông, trong thư có đoạn viết: “Phải giúp đỡ các đồng chí của chúng ta khắc phục những khó khăn ấy bằng cách tạo điều kiện cho các đồng chí tiếp thụ được những kiến thức sơ đẳng nhất mà mỗi chiến sĩ đều phải có”(4) và nêu tên 30 loại sách, tài liệu cần xuất bản viết về: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản và tổ chức của Đảng, Lịch sử Quốc tế Cộng sản, Luận cương và Nghị quyết về vấn đề thuộc địa của Quốc tế Cộng sản…
Tháng 1/1937, Nguyễn Ái Quốc được tuyển chọn vào lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa mở cho một số cán bộ, giảng viên, phiên dịch viên có trình độ cao cho các khoa kinh tế, lịch sử… Với quyết tâm muốn trở về để phục vụ phong trào cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc, Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã đồng ý cho Người về nước. Tháng 10/1938, Người đã rời Mátxcơva trở lại Trung Quốc. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc trong vai thiếu tá Hồ Quang - công tác tại phòng cứu vong thuộc Văn phòng Bát lộ quân ở Quế Lâm, là Uỷ viên y tế kiêm Uỷ viên bích báo, tham gia lãnh đạo Phòng. Người còn phụ trách biên tập tờ Sinh hoạt tiểu báo, tờ báo nội bộ của cơ quan. Trong thời gian này Người cũng viết nhiều bài báo
gửi về nước, đăng trên tuần báo Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta), một tờ báo công khai của Đảng ta xuất bản tại Hà Nội những năm 1936-1939. Đầu năm 1939, Người đến Trùng Khánh và làm việc tại Văn phòng Bát lộ quân Trùng Khánh. Ngoài việc dùng ngòi bút chỉ ra sự thống nhất và hợp tác bước đầu của hai Đảng chính trị lớn ở Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng trong mặt trận dân tộc chống Nhật, Người còn giới thiệu kết quả kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng chính trị Quốc gia Trung Quốc: “Vạch ra và thảo luận 86 dự án và kiến nghị, trong đó có 19 dự án và kiến nghị thuộc những vấn đề về quân sự, 18 về kinh tế và tài chính, 17 về giáo dục nhân dân, 3 về ngoại giao, 28 về nội trị, 3 về những vấn đề khác”(5). Bên cạnh đó Người còn tham gia khoá 2 lớp huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc (Hồ Nam, Trung Quốc) và phụ trách việc nghe đài lấy tin cho lớp huấn luyện. Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã viết tám điểm xác định đường lối, chủ trương cho cách mạng Đông Dương, trong thời kỳ 1936-1939.
Ít lâu sau, Nguyễn Ái Quốc rời Hồ Nam đi Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc). Để bắt liên lạc được với các đồng chí của mình, Nguyễn Ái Quốc rời Quế Lâm qua Liễu Châu, Nam Ninh đi Long Châu nhưng không chắp nối, liên lạc được. Người đành theo đường cũ trở lại Quế Lâm. Vậy là về nước theo con đường Long Châu không thành, Người quyết tâm tìm con đường khác. Đó là đường Côn Minh - Lào Cai. Cuối tháng 10/1939, Nguyễn Ái Quốc đến Quý Dương, thủ phủ của tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), ở đây Người cũng nhiều lần tìm cách bắt liên lạc nhưng không được. Sau đó Người đến Trùng Khánh và bắt liên lạc được với các đồng chí như: Hồ Học Lãm, Trịnh Đình Hải… Người hỏi về tình hình trong nước, những hoạt động ở Côn Minh… và bắt liên lạc với Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng. Đầu năm 1940, Người đến Côn Minh ở nhà ông bà Tống Minh Phương. Sau khi Quốc dân Đảng khám xét nơi ở, Người chuyển đến gian gác Nhà xuất bản “Sinh hoạt đọc sách” tại Hoa Sơn Nam, Côn Minh. Tại đây Người đi thăm một số cơ sở cách mạng dọc đường xe lửa Vân Nam - Hồ Kiều. Người lấy giấy chứng nhận của tổ chức quần chúng “Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng địch viện hội”. Đây là tổ chức được nhà đương cục Trung Quốc công nhận hoạt động hợp pháp. Lấy danh nghĩa kiểm tra công tác Hội, Người đến ga Nghi Lương, Khai Viễn, Chỉ Thôn cùng đồng chí Phùng Chí Kiên và mở lớp huấn luyện cho chi bộ ở đây. Một tháng sau, Người lên đường trở về Côn Minh. Tại Côn Minh, Nguyễn Ái Quốc cho rải truyền đơn dọc tuyến đường sắt từ Côn Minh đến biên giới Việt - Trung nhằm vạch trần tội ác của giặc Pháp, giặc Nhật và kêu gọi quần chúng nhân dân Trung Quốc chống Nhật. Trong thời gian này, Người gặp đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, Người đã giới thiệu hai đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đi học Trường Quân chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người đã căn dặn: Lên đấy “cố gắng học thêm quân sự” và viết một tờ giấy ký tên Hồ Quang giới thiệu hai đồng chí này đến Quý Dương để từ đó đi Diên An.
Bước sang năm 1940, tình hình thế giới có những chuyển biến mới. Ngày 15/6/1940, quân Phát xít Đức tấn công vào thủ đô Pari, Chính phủ Pêtanh chấp nhận đầu hàng Phát xít Đức. Khi biết tin này, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập cuộc họp tại Toà soạn của báo Đ.T. Người đã phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”(6). Hội nghị tán thành nhận định trên của Người. Ngay lập tức Nguyễn Ái Quốc điện cho
hai đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp không đi Diên An nữa mà chờ ở Quế Lâm để tìm đường về nước. Sau đó Người đi Trùng Khánh để gặp đồng chí Chu Ân Lai và một bộ phận lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm trao đổi ý kiến về thời cuộc. Trước khi đi Người đã dặn lại đồng chí Vũ Anh và các đồng chí ở Côn Minh lo chuẩn bị mọi mặt để khi Người trở lại có thể lên đường về nước ngay. Cuối tháng 7/1940, Người từ Trùng Khánh trở lại Côn Minh. Đến khoảng đầu tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc đến Quế Lâm (Trung Quốc). Tại một cuộc họp ở ngoại ô Quế Lâm, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình: “Tình hình Quốc Cộng hợp tác hiện nay đang trải qua một bước rất gay go… Từ nay kỷ luật bí mật của Đảng phải được chấp hành triệt để. Sách vở, tài liệu phải hết sức cẩn thận. Mua sách, báo về chủ nghĩa cộng sản, đọc xong huỷ đi trước khi về nhà. Trong lúc giao dịch với bọn quốc dân Đảng tuyệt đối không để lộ mình là cộng sản”(7). Người cũng nhận định chung tình hình thế giới và Đông Dương càng có lợi cho ta, không nên ở Quế Lâm lâu, phải chuyển về biên giới tìm cách về nước để hoạt động. Người cho rằng: “Căn cứ địa Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi…”(8).
Cuối tháng 11 đầu tháng 12/1940, Nguyễn Ái Quốc nhận được thư báo của nhóm công tác ở Tĩnh Tây (gồm Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Cao Hồng Lĩnh) và báo cáo của đồng chí Phạm Văn Đồng về bức điện của Trương Bội Công gửi Văn phòng Đệ tứ chiến khu nhờ mời ông Hồ Học Lãm và ông Lâm Bá Kiệt là Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Biện sự xứ Việt Minh tại Quế Lâm đưa hội viên về Tĩnh Tây (Quảng Tây) để tổ chức Hội nghị hợp nhất hai tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh hội và Việt Nam dân tộc giải phóng uỷ viên hội. Để thuận lợi cho hành trình của đoàn, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương biến bức điện mời của Trương Bội Công thành “Giấy đi đường” của đoàn cán bộ gồm Nguyễn Ái Quốc, Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng… khi về Tĩnh Tây. Thời gian ở Tĩnh Tây, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp để bàn việc mở lớp huấn luyện để chuẩn bị về nước. Khoảng ngày 6/1/1941, Người cùng với các đồng chí của mình được Hoàng Sâm đưa đi dọc đường Long Lâm qua Nậm Bo xuống Nậm Quang (một làng ở sát biên giới). Tại đây, Người cùng với các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… tổ chức lớp học và trực tiếp huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam. Sau khi kết thúc lớp huấn luyện chính trị, Người cùng Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp và Hoàng Văn Lộc chuẩn bị về nước. Cùng với việc căn dặn đồng chí, học viên mình về những điều nên tránh, nên làm trong thời gian sống và tuyên truyền cách mạng trong dân, bản thân Người cũng tỏ rõ sự gần gũi, am hiểu phong tục tập quán của người dân trong làng. Đặc biệt vào dịp Tết năm Tân Tỵ, Người đã cùng với các đồng chí trong cơ quan đi chúc Tết nhân dân hai làng Nậm Quang và Nậm Tấy (Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc) và thăm hỏi từng gia đình trong làng. Người cùng với các đồng chí của mình lên đường về nước ngày 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ) trước sự quyến luyến của bà con trong làng. Khi bước tới gần cột mốc 108 nằm trên biên giới Việt -Trung Người đứng lặng hồi lâu, xúc động: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình”(9). Về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Người đến ở hang Cốc Bó với bí danh là Già Thu. Đồng bào Pác Bó - Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón Người trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Kỷ niệm 105 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2016), cũng là dịp kỷ niệm 75 năm ngày Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941 - 28/1/2016), chúng ta khắc ghi sâu trong tim công ơn trời biển và sự hy sinh lớn lao mà trong suốt 30 năm Người bôn ba tìm đường cứu nước. Đất nước ta đã bước vào một kỷ nguyên mới, một thời đại mới với rất nhiều thay đổi và thành tựu trên con đường xây dựng đất nước. Biết ơn Người, mỗi chúng ta hãy luôn tiên phong gương mẫu, sống có ích và đóng góp sức cống hiến của mình vào công cuộc đổi mới, xây dựng phát triển và bảo vệ vững chắc nền độc lập, hoà bình của dân tộc. Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: nhằm phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chú thích:
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.1995, T.1, Tr.266.
2. Bảo tàng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế… Nxb Thanh niên. 2005, Tr.14.
3. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T1, Tr.99.
4. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T2, Tr.58.
6. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T2, Tr. 91.
7. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T2, Tr.106.
8. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T2, Tr.111.
9. Trần Dân Tiên”:“Những mẩu chuyện vè đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, Nxb Văn học, Hà Nội 2001, Tr.106.
6.
Ngày 5/6/1911, tại bến Nhà Rồng (bến Cảng Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình cứu nước bằng công việc phụ bếp trên chiếc tàu Amiral La Touche De Tréville. Anh bắt đầu thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới, đến với nhân dân lao động Pháp và nhiều nước khác, đặc biệt là các nước trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Những năm tháng hoạt động ở Pháp (1911), rồi qua một loạt các nước ở châu Phi (cuối 1911-1912) tới nước Mỹ (tháng 12/1912) đến Anh (1914-1917). Khi chiến tranh thế giới thứ Nhất bùng nổ, Anh đã quay trở lại Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Điều kiện sống lúc này có nhiều khó khăn nhưng bằng các nghề rửa ảnh, vẽ tranh, trang trí đồ cổ Trung Hoa rồi kẻ biển hàng..., Anh đã vượt qua tất cả để quyết tâm theo đuổi con đường cách mạng của mình. Anh được bạn bè chia sẻ, ủng hộ và động viên viết bài đăng báo. Anh quyết tâm học viết báo để sử dụng nó như một vũ khí mới cho hoạt động đi tìm tự do cho dân tộc mình.
Nguyễn Tất Thành nhận thấy: nước Pháp có khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng”, ở Mỹ có “Nữ thần Tự do”, còn ở các nước châu Phi đều giống nhau là: Nơi đâu có người nghèo như ở xứ mình, họ đều bị bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Hành trình đó cùng với những hoạt động thực tiễn sinh động, những công việc lao động vất vả khác nhau anh đã trải qua: phụ bếp dưới tàu, làm bánh trong các khách sạn, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh… vừa giúp Nguyễn Tất Thành kiếm sống vừa giúp anh hiểu rõ và đồng cảm với những người dân lao động, với những dân tộc có cùng chung hoàn cảnh như đất nước của Anh. Và rồi Anh đã rút ra kết luận rằng: “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”(1). Cuộc hành trình đến với các dân tộc, chủng tộc ở các châu lục, đặc biệt là trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng ở nhiều nước đã nâng cao trí tuệ, làm giàu văn hoá và mở rộng thế giới quan cho Nguyễn Tất Thành. Anh đã rút ra kết luận quan trọng rằng: chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Nguyễn Tất Thành khẳng định: “Muốn thoát khỏi nô lệ và áp bức bóc lột thì nhân dân lao động toàn thế giới phải cùng đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung”(2).
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công năm 1917 mang đến ánh sáng cho nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, nhận thức và hành động của Nguyễn Tất Thành. Anh tích cực tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị tại Pháp như: Hội những người Việt Nam yêu nước, phong trào công nhân Pháp, Đảng Xã hội Pháp. Đây là những hoạt động quốc tế đầu tiên của Anh. Bên cạnh đó Nguyễn Tất Thành còn tham gia viết báo nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp, thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa qua một loạt bài viết: “Vấn đề bản xứ” đăng trên báo L’Humanité (2/8/1919); “Đông Dương và Triều Tiên” đăng trên báo Populaire de Paris (4/9/1919); “Thư gửi ông Utơrây” (11/1919).
Vào tháng 6/1919, khi các nước đế quốc thắng trận và bại trận họp Hội nghị tại Vécxây - Pháp để ký kết các hòa ước chính thức cũng như phân chia các quyền lợi cho các nước thắng trận. Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây bản yêu sách tám điểm đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Với sự kiện này, Người đã thu hút được sự chú ý của thế giới vào Việt Nam và thức tỉnh các dân tộc bị áp bức. Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc tác phẩm của V.I. Lênin: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” đăng trên báo L’Humanité, số ra ngày 16 và 17/7/1920. Luận cương giải đáp cho Người con đường đấu tranh giành độc lập, tự do thật sự cho dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc… Người thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”(3). Cũng từ đây, Người đã trở thành người Việt Nam yêu nước đầu tiên tìm thấy con đường đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Khi Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua tháng 12 năm 1920, với tư cách đại biểu Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự và bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đó là: kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tạo bước chuyển biến quyết định, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người - từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sỹ Cộng sản. Có được “cẩm nang thần kỳ”, Nguyễn Ái Quốc đã tập trung truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cách mạng tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam bắt đầu đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới.
Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đào tạo cán bộ cộng sản và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênnin vào Việt Nam. Đến đầu năm 1929, các đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân rã một cách sâu sắc về đường lối chính trị. Sau Đại hội toàn quốc, Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đã họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) ngày 1/5/1929 Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng giải tán. Đến ngày 17/6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập. Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập. Sau khi thành lập hai đảng phê phán và chia rẽ nhau. Tháng 9 năm 1929, bộ phận đảng viên tiên tiến Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng Liên đoàn hoạt động chủ yếu tại Trung kỳ. Trước tình hình đó, ngày 23/12/1929 Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm tới Trung Quốc. Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Kông (Trung Quốc) ngày 6/1/1930 để tiến hành hợp nhất. Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin, với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ sự trưởng thành về nhận thức chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, chấm dứt thời kỳ bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nguyễn Ái Quốc chưa thể về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, nhưng Người luôn theo dõi sát sao và liên hệ chặt chẽ với tổ chức Đảng trong nước. Thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức xây dựng được đường dây liên lạc quốc tế, đặc biệt là các nước Đông Nam Á với mục đích tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân, tổ chức các nước trên thế giới, xây dựng lực lượng hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam thắng lợi. Tháng 3/1930, Nguyễn Ái Quốc đi Xiêm, Malaysia để tiến hành một số công tác, đóng góp công sức vào sự phát triển phong trào cách mạng ở các nước này. Đầu tháng 5 năm 1930, Người quay lại Thượng Hải hoạt động cách mạng. Thời gian này, Người ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Kung, Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc), và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác. Dưới tên trong thẻ căn cước là Tống Văn Sơ, ngày 6/6/1931 Người bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam. Gần 2 năm bị giam giữ trong tù, 1 năm không bắt được liên lạc với tổ chức, luôn bị ốm đau cùng những nỗi lo về phong trào cách mạng trong nước, Nguyễn Ái Quốc gần như kiệt sức. Nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của vợ chồng luật sư Frank Loseby và những người bạn, Tống Văn Sơ được trả tự do ngày 28/12/1932. Từ Hồng Công, Người tới Hạ Môn, khoảng tháng 7/1933 từ Hạ Môn Người đáp tàu thuỷ lên Thượng Hải. Tại đây Người tiếp tục tìm cách bắt liên lạc với các tổ chức cách mạng và đồng chí của mình. Nhờ được sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh, Người đã liên lạc được với đoàn thể và tổ chức của mình và được đưa đi Liên Xô. Với bí danh Lin, Người được nhận vào học tại Trường Quốc tế Lênin, tại đây Người được gặp gỡ những sinh viên Việt Nam theo học ở Trường Đại học Cộng sản Phương Đông và giúp đỡ họ trong học tập lý luận cũng như sinh hoạt… Nhận thấy tình trạng thiếu lý luận cách mạng của đại đa số cán bộ Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Trung Quốc, Thái Lan… và những vấp ngã, sai lầm, bế tắc của họ do “trình độ lý luận và chính trị rất thấp” Người đã viết thư gửi Ban Phương Đông, trong thư có đoạn viết: “Phải giúp đỡ các đồng chí của chúng ta khắc phục những khó khăn ấy bằng cách tạo điều kiện cho các đồng chí tiếp thụ được những kiến thức sơ đẳng nhất mà mỗi chiến sĩ đều phải có”(4) và nêu tên 30 loại sách, tài liệu cần xuất bản viết về: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản và tổ chức của Đảng, Lịch sử Quốc tế Cộng sản, Luận cương và Nghị quyết về vấn đề thuộc địa của Quốc tế Cộng sản…
Tháng 1/1937, Nguyễn Ái Quốc được tuyển chọn vào lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa mở cho một số cán bộ, giảng viên, phiên dịch viên có trình độ cao cho các khoa kinh tế, lịch sử… Với quyết tâm muốn trở về để phục vụ phong trào cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc, Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã đồng ý cho Người về nước. Tháng 10/1938, Người đã rời Mátxcơva trở lại Trung Quốc. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc trong vai thiếu tá Hồ Quang - công tác tại phòng cứu vong thuộc Văn phòng Bát lộ quân ở Quế Lâm, là Uỷ viên y tế kiêm Uỷ viên bích báo, tham gia lãnh đạo Phòng. Người còn phụ trách biên tập tờ Sinh hoạt tiểu báo, tờ báo nội bộ của cơ quan. Trong thời gian này Người cũng viết nhiều bài báo
gửi về nước, đăng trên tuần báo Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta), một tờ báo công khai của Đảng ta xuất bản tại Hà Nội những năm 1936-1939. Đầu năm 1939, Người đến Trùng Khánh và làm việc tại Văn phòng Bát lộ quân Trùng Khánh. Ngoài việc dùng ngòi bút chỉ ra sự thống nhất và hợp tác bước đầu của hai Đảng chính trị lớn ở Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng trong mặt trận dân tộc chống Nhật, Người còn giới thiệu kết quả kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng chính trị Quốc gia Trung Quốc: “Vạch ra và thảo luận 86 dự án và kiến nghị, trong đó có 19 dự án và kiến nghị thuộc những vấn đề về quân sự, 18 về kinh tế và tài chính, 17 về giáo dục nhân dân, 3 về ngoại giao, 28 về nội trị, 3 về những vấn đề khác”(5). Bên cạnh đó Người còn tham gia khoá 2 lớp huấn luyện cán bộ du kích Nam Nhạc (Hồ Nam, Trung Quốc) và phụ trách việc nghe đài lấy tin cho lớp huấn luyện. Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã viết tám điểm xác định đường lối, chủ trương cho cách mạng Đông Dương, trong thời kỳ 1936-1939.
Ít lâu sau, Nguyễn Ái Quốc rời Hồ Nam đi Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc). Để bắt liên lạc được với các đồng chí của mình, Nguyễn Ái Quốc rời Quế Lâm qua Liễu Châu, Nam Ninh đi Long Châu nhưng không chắp nối, liên lạc được. Người đành theo đường cũ trở lại Quế Lâm. Vậy là về nước theo con đường Long Châu không thành, Người quyết tâm tìm con đường khác. Đó là đường Côn Minh - Lào Cai. Cuối tháng 10/1939, Nguyễn Ái Quốc đến Quý Dương, thủ phủ của tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), ở đây Người cũng nhiều lần tìm cách bắt liên lạc nhưng không được. Sau đó Người đến Trùng Khánh và bắt liên lạc được với các đồng chí như: Hồ Học Lãm, Trịnh Đình Hải… Người hỏi về tình hình trong nước, những hoạt động ở Côn Minh… và bắt liên lạc với Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng. Đầu năm 1940, Người đến Côn Minh ở nhà ông bà Tống Minh Phương. Sau khi Quốc dân Đảng khám xét nơi ở, Người chuyển đến gian gác Nhà xuất bản “Sinh hoạt đọc sách” tại Hoa Sơn Nam, Côn Minh. Tại đây Người đi thăm một số cơ sở cách mạng dọc đường xe lửa Vân Nam - Hồ Kiều. Người lấy giấy chứng nhận của tổ chức quần chúng “Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng địch viện hội”. Đây là tổ chức được nhà đương cục Trung Quốc công nhận hoạt động hợp pháp. Lấy danh nghĩa kiểm tra công tác Hội, Người đến ga Nghi Lương, Khai Viễn, Chỉ Thôn cùng đồng chí Phùng Chí Kiên và mở lớp huấn luyện cho chi bộ ở đây. Một tháng sau, Người lên đường trở về Côn Minh. Tại Côn Minh, Nguyễn Ái Quốc cho rải truyền đơn dọc tuyến đường sắt từ Côn Minh đến biên giới Việt - Trung nhằm vạch trần tội ác của giặc Pháp, giặc Nhật và kêu gọi quần chúng nhân dân Trung Quốc chống Nhật. Trong thời gian này, Người gặp đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, Người đã giới thiệu hai đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đi học Trường Quân chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người đã căn dặn: Lên đấy “cố gắng học thêm quân sự” và viết một tờ giấy ký tên Hồ Quang giới thiệu hai đồng chí này đến Quý Dương để từ đó đi Diên An.
Bước sang năm 1940, tình hình thế giới có những chuyển biến mới. Ngày 15/6/1940, quân Phát xít Đức tấn công vào thủ đô Pari, Chính phủ Pêtanh chấp nhận đầu hàng Phát xít Đức. Khi biết tin này, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập cuộc họp tại Toà soạn của báo Đ.T. Người đã phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”(6). Hội nghị tán thành nhận định trên của Người. Ngay lập tức Nguyễn Ái Quốc điện cho
hai đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp không đi Diên An nữa mà chờ ở Quế Lâm để tìm đường về nước. Sau đó Người đi Trùng Khánh để gặp đồng chí Chu Ân Lai và một bộ phận lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm trao đổi ý kiến về thời cuộc. Trước khi đi Người đã dặn lại đồng chí Vũ Anh và các đồng chí ở Côn Minh lo chuẩn bị mọi mặt để khi Người trở lại có thể lên đường về nước ngay. Cuối tháng 7/1940, Người từ Trùng Khánh trở lại Côn Minh. Đến khoảng đầu tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc đến Quế Lâm (Trung Quốc). Tại một cuộc họp ở ngoại ô Quế Lâm, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình: “Tình hình Quốc Cộng hợp tác hiện nay đang trải qua một bước rất gay go… Từ nay kỷ luật bí mật của Đảng phải được chấp hành triệt để. Sách vở, tài liệu phải hết sức cẩn thận. Mua sách, báo về chủ nghĩa cộng sản, đọc xong huỷ đi trước khi về nhà. Trong lúc giao dịch với bọn quốc dân Đảng tuyệt đối không để lộ mình là cộng sản”(7). Người cũng nhận định chung tình hình thế giới và Đông Dương càng có lợi cho ta, không nên ở Quế Lâm lâu, phải chuyển về biên giới tìm cách về nước để hoạt động. Người cho rằng: “Căn cứ địa Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi…”(8).
Cuối tháng 11 đầu tháng 12/1940, Nguyễn Ái Quốc nhận được thư báo của nhóm công tác ở Tĩnh Tây (gồm Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Cao Hồng Lĩnh) và báo cáo của đồng chí Phạm Văn Đồng về bức điện của Trương Bội Công gửi Văn phòng Đệ tứ chiến khu nhờ mời ông Hồ Học Lãm và ông Lâm Bá Kiệt là Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Biện sự xứ Việt Minh tại Quế Lâm đưa hội viên về Tĩnh Tây (Quảng Tây) để tổ chức Hội nghị hợp nhất hai tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh hội và Việt Nam dân tộc giải phóng uỷ viên hội. Để thuận lợi cho hành trình của đoàn, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương biến bức điện mời của Trương Bội Công thành “Giấy đi đường” của đoàn cán bộ gồm Nguyễn Ái Quốc, Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng… khi về Tĩnh Tây. Thời gian ở Tĩnh Tây, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp để bàn việc mở lớp huấn luyện để chuẩn bị về nước. Khoảng ngày 6/1/1941, Người cùng với các đồng chí của mình được Hoàng Sâm đưa đi dọc đường Long Lâm qua Nậm Bo xuống Nậm Quang (một làng ở sát biên giới). Tại đây, Người cùng với các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… tổ chức lớp học và trực tiếp huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam. Sau khi kết thúc lớp huấn luyện chính trị, Người cùng Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp và Hoàng Văn Lộc chuẩn bị về nước. Cùng với việc căn dặn đồng chí, học viên mình về những điều nên tránh, nên làm trong thời gian sống và tuyên truyền cách mạng trong dân, bản thân Người cũng tỏ rõ sự gần gũi, am hiểu phong tục tập quán của người dân trong làng. Đặc biệt vào dịp Tết năm Tân Tỵ, Người đã cùng với các đồng chí trong cơ quan đi chúc Tết nhân dân hai làng Nậm Quang và Nậm Tấy (Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc) và thăm hỏi từng gia đình trong làng. Người cùng với các đồng chí của mình lên đường về nước ngày 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ) trước sự quyến luyến của bà con trong làng. Khi bước tới gần cột mốc 108 nằm trên biên giới Việt -Trung Người đứng lặng hồi lâu, xúc động: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình”(9). Về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Người đến ở hang Cốc Bó với bí danh là Già Thu. Đồng bào Pác Bó - Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón Người trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Kỷ niệm 105 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2016), cũng là dịp kỷ niệm 75 năm ngày Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941 - 28/1/2016), chúng ta khắc ghi sâu trong tim công ơn trời biển và sự hy sinh lớn lao mà trong suốt 30 năm Người bôn ba tìm đường cứu nước. Đất nước ta đã bước vào một kỷ nguyên mới, một thời đại mới với rất nhiều thay đổi và thành tựu trên con đường xây dựng đất nước. Biết ơn Người, mỗi chúng ta hãy luôn tiên phong gương mẫu, sống có ích và đóng góp sức cống hiến của mình vào công cuộc đổi mới, xây dựng phát triển và bảo vệ vững chắc nền độc lập, hoà bình của dân tộc. Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: nhằm phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chú thích:
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.1995, T.1, Tr.266.
2. Bảo tàng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế… Nxb Thanh niên. 2005, Tr.14.
3. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T1, Tr.99.
4. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T2, Tr.58.
6. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T2, Tr. 91.
7. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T2, Tr.106.
8. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.2006, T2, Tr.111.
9. Trần Dân Tiên”:“Những mẩu chuyện vè đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, Nxb Văn học, Hà Nội 2001, Tr.106.
6.