Về nữ anh hùng được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết báo ca ngợi
Cao Thanh Huyền
Phòng Tuyên truyền, Giáo dục
Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại xóm Trại Đồng, xã Tán Thuật (nay là thị trấn Thanh Nê), huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong một gia đình nông dân nghèo. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương cách mạng, năm 16 tuổi bà đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. Là người nhanh nhẹn và có chí khí, Nguyễn Thị Chiên bắt đầu tham gia hoạt động du kích với nhiệm vụ rải truyền đơn, canh gác bảo vệ vòng ngoài cho các cơ sở bí mật, trinh sát phát hiện nơi ém quân của địch. Để rèn luyện cho nữ du kích tinh thần gan dạ, không chỉ hoạt động ban ngày, đội du kích của bà còn hoạt động ban đêm, làm quen dần với các loại vũ khí, từ dao, kiếm đến súng, đạn, lựu đạn, mìn… cùng anh em nam giới tham gia phá hủy các đồn bốt của địch.
Bà được bầu làm Tiểu đội phó rồi Tiểu đội trưởng. Với những thành tích trong hoạt động cách mạng, Nguyễn Thị Chiên được vinh dự kết nạp vào Đảng khi mới 18 tuổi, được bầu làm Trung đội phó và sau làm Trung đội trưởng Trung đội Du kích xã. Trong huấn luyện và chiến đấu, bà đã xây dựng và đưa đơn vị mình lập nhiều chiến công trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của chiến trường địch hậu.
Vừa hoạt động vừa trưởng thành, Nguyễn Thị Chiên là một nữ Trung đội trưởng đầy nhiệt huyết, kiên quyết và linh hoạt. Bà kể: “Khi tôi phụ trách Trung đội du kích xã, tôi thấy chị em thiếu thốn, không đủ quần áo mặc, tôi lại muốn thi đua với Trung đội du kích bên nam giới.
Vì thế tôi vận động chị em cấy 3 sào ruộng bỏ hoang và giồng rau nuôi lợn. Được hoa lợi bán đi, chúng tôi trang bị cho Trung đội, mỗi chị em được 2 quả lựu đạn. Tôi được đi dự một lớp huấn luyện quân sự. Về nhà, tôi huấn luyện các chị em. Muốn cho chị em bạo dạn, cứ tối đến, tôi đưa chị em đi tuần chung quanh xã tôi. Đi đêm quen rồi thì chị em chúng tôi đỡ nhút nhát. Tôi lại chỉ huy chị em tập dượt về dao, kiếm…”(1).
Bằng lòng quả cảm, gan dạ, cách đánh, giữ bí mật và đánh địch đầy sáng tạo, bà trở thành nữ du kích cừ khôi và trở thành mục tiêu lùng sục của địch. Tháng 4 năm 1950, bà được lệnh dẫn đường cho đồng chí Bí thư lên huyện họp, bị giặc bắt, chúng tra tấn rất dã man, tuy nhiên bà vẫn quyết không khai nửa lời: “Chúng đánh tôi nhiều trận, chúng dùng kìm, kẹp, chổi, đổ nước vào mồm tôi. Chúng lại dọa bắn tôi.
Chúng bảo tôi là chúng đem tôi đi bắn và dụ dỗ tôi khai. Tôi đã định tâm, khi bị bắn chết thì hô “Hồ Chí Minh muôn năm”, “Đảng Cộng sản Đông Dương thành công muôn năm”… Chúng thấy tôi không nói gì, chúng lại đưa tôi về. Chúng tra tấn nữa, không ăn thua, chúng lại giam tôi vào một cái buồng. Một mình tôi bâng khuâng ở trong cái buồng. Chân tôi bị cùm vào cái cùm lim. Tôi thấy bên phòng bên cũng có một số thanh niên bị giam… Tôi cố động viên tinh thần các anh chị em bên ấy.
Tôi cố nói với anh chị em rằng tôi là Đội trưởng Đội du kích xã. Tôi dặn anh chị em đừng khai gì với lũ giặc. Tôi nói: Thanh niên, phụ nữ là bàn tay của đất nước, giặc định giết thanh niên, phụ nữ để chặt tay chân của Tổ quốc, chúng ta nên nhớ lời Hồ Chủ tịch, nhớ mấy lời thề... Đứng trước lá cờ của Tổ quốc, của Đảng, tôi đã giơ tay thề, hết sức thi hành chỉ thị của Đảng, phục tùng kỷ luật của Đảng, không bao giờ phản bội. Tôi nhớ lại những lời giáo dục của các đồng chí. Tôi luôn nhớ đến phút vinh quang ấy”(2).
Hơn ba tháng giam cầm trong lao tù, bị đánh đập, tra tấn bằng đủ mọi cách nhưng địch không moi được gì và không đủ chứng cứ để kết tội Nguyễn Thị Chiên làm du kích, buộc phải thả bà ra. Khi được thả, Nguyễn Thị Chiên tiếp tục hoạt động và gây dựng cơ sở du kích, luyện tập đánh du kích, rèn luyện du kích chiến, quấy rối địch.
Bà kể: “Tôi tìm đến nhà các chị em. Lúc đầu tôi chưa nói đến công tác vội, tôi cố động viên tinh thần các chị em. Thấy chị nào hăng hái tôi mới giao công tác. Tôi bố trí từng tổ nhỏ 5, 3 người một. Các tổ lúc đầu không biết nhau. Về sau tôi có họp các trưởng tổ để cho các chị em tin tưởng hơn.
Tôi tổ chức được tất cả 375 người trong xã tôi. Tôi thảo luận với các chị em rồi ấn định nhiệm vụ cho các chị em là ngày ngày viên tiêu canh gác. Nếu thấy bóng địch tiến về xã thì báo hiệu giây chuyền để cho thanh niên lẩn tránh, khỏi bị giặc bắt. Về sau, tôi lại đề nghị với Ban Chỉ huy cho tôi tổ chức một trung đội du kích. Các đồng chí lúc đầu ngần ngừ, nhưng thấy tôi quyết tâm nên các đồng chí đồng ý. Tôi tập hợp được hơn 100 chị em có tinh thần, rồi tôi huấn luyện chị em về cách đánh du kích, đánh mìn và lựu đạn. Sau khi có đội du kích thì công tác chạy hơn. Việc viên tiêu canh gác làm được chủ đạo. Ngoài ra, chúng tôi lại đào được 51 hầm bí mật, trong số đó có 3 hầm tiếp tân. Nhiều đoàn thể đã đến nhờ họp ở hầm đó. Tháng Giêng năm 1951 tôi tổ chức một kỳ học tập về phê bình và tự phê bình cho các chị em, trong thời gian 15 đêm”(3).
Nguyễn Thị Chiên chỉ huy đơn vị hoạt động lúc ẩn lúc hiện, khi đi phá đường, khi quấy rối, phá tề… gây hoang mang cho địch. Đội du kích nữ của bà tổ chức hơn 40 trận đánh, quấy rối nổi tiếng, diệt và bắt sống nhiều tên địch. Tiêu biểu như vào tháng 10/1951, trung đội du kích của bà phối hợp với Đại đội 44, Tiểu đoàn 680, Đại đoàn 320 tiêu diệt lính Âu Phi trên đường 39.
Trong trận đánh phối hợp này, Nguyễn Thị Chiên đã tay không bắt được tên quan Pháp, cùng Đại đội tấn công xóa sổ Tiểu đoàn thiện xạ lính Âu Phi. Từ đó, cái tên “người phụ nữ tay không bắt giặc” được gắn liền với nữ du kích Nguyễn Thị Chiên.
Tinh thần chiến đấu gan dạ, dũng cảm, mưu trí, lanh lợi của bà còn được thể hiện trong nhiều trận đánh du kích, phục kích địch. Đầu năm 1952, Trung đội du kích của bà được giao nhiệm vụ đánh bốt An Bồi. Với vai trò quân báo, thương binh và thu dọn chiến trường, tay thề, hết sức thi hành chỉ thị của Đảng, phục tùng kỷ luật của Đảng, không bao giờ phản bội. Tôi nhớ lại những lời giáo dục của các đồng chí. Tôi luôn nhớ đến phút vinh quang ấy”(2).
Hơn ba tháng giam cầm trong lao tù, bị đánh đập, tra tấn bằng đủ mọi cách nhưng địch không moi được gì và không đủ chứng cứ để kết tội Nguyễn Thị Chiên làm du kích, buộc phải thả bà ra. Khi được thả, Nguyễn Thị Chiên tiếp tục hoạt động và gây dựng cơ sở du kích, luyện tập đánh du kích, rèn luyện du kích chiến, quấy rối địch.
Bà kể: “Tôi tìm đến nhà các chị em. Lúc đầu tôi chưa nói đến công tác vội, tôi cố động viên tinh thần các chị em. Thấy chị nào hăng hái tôi mới giao công tác. Tôi bố trí từng tổ nhỏ 5, 3 người một. Các tổ lúc đầu không biết nhau. Về sau tôi có họp các trưởng tổ để cho các chị em tin tưởng hơn.
Tôi tổ chức được tất cả 375 người trong xã tôi. Tôi thảo luận với các chị em rồi ấn định nhiệm vụ cho các chị em là ngày ngày viên tiêu canh gác. Nếu thấy bóng địch tiến về xã thì báo hiệu giây chuyền để cho thanh niên lẩn tránh, khỏi bị giặc bắt. Về sau, tôi lại đề nghị với Ban Chỉ huy cho tôi tổ chức một trung đội du kích. Các đồng chí lúc đầu ngần ngừ, nhưng thấy tôi quyết tâm nên các đồng chí đồng ý. Tôi tập hợp được hơn 100 chị em có tinh thần, rồi tôi huấn luyện chị em về cách đánh du kích, đánh mìn và lựu đạn. Sau khi có đội du kích thì công tác chạy hơn. Việc viên tiêu canh gác làm được chủ đạo. Ngoài ra, chúng tôi lại đào được 51 hầm bí mật, trong số đó có 3 hầm tiếp tân. Nhiều đoàn thể đã đến nhờ họp ở hầm đó. Tháng Giêng năm 1951 tôi tổ chức một kỳ học tập về phê bình và tự phê bình cho các chị em, trong thời gian 15 đêm”(3).
Nguyễn Thị Chiên chỉ huy đơn vị hoạt động lúc ẩn lúc hiện, khi đi phá đường, khi quấy rối, phá tề… gây hoang mang cho địch. Đội du kích nữ của bà tổ chức hơn 40 trận đánh, quấy rối nổi tiếng, diệt và bắt sống nhiều tên địch. Tiêu biểu như vào tháng 10/1951, trung đội du kích của bà phối hợp với Đại đội 44, Tiểu đoàn 680, Đại đoàn 320 tiêu diệt lính Âu Phi trên đường 39.
Trong trận đánh phối hợp này, Nguyễn Thị Chiên đã tay không bắt được tên quan Pháp, cùng Đại đội tấn công xóa sổ Tiểu đoàn thiện xạ lính Âu Phi. Từ đó, cái tên “người phụ nữ tay không bắt giặc” được gắn liền với nữ du kích Nguyễn Thị Chiên.
Tinh thần chiến đấu gan dạ, dũng cảm, mưu trí, lanh lợi của bà còn được thể hiện trong nhiều trận đánh du kích, phục kích địch. Đầu năm 1952, Trung đội du kích của bà được giao nhiệm vụ đánh bốt An Bồi. Với vai trò quân báo, thương binh và thu dọn chiến trường, lợi. Ngày 10/8/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 107/SL về việc tặng danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc cho 7 Chiến sĩ thi đua, trong đó có 4 Anh hùng quân đội. Nguyễn Thị Chiên là nữ Anh hùng duy nhất trong đợt phong đầu tiên này khi mới 22 tuổi.
Trở thành Anh hùng đã là một kỳ tích, một niềm vinh dự và tự hào lớn lao đối với Nguyễn Thị Chiên, nhưng vinh dự, tự hào hơn là bà đã được gặp Bác Hồ. Đặc biệt bà còn được Bác viết bài ca ngợi, tuyên truyền tấm gương gan dạ, dũng cảm và thành tích trong chiến đấu trên báo chí và trong nhiều cuộc hội nghị trong kháng chiến chống Pháp. Dưới bút danh C.B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Nguyễn Thị Chiên” đăng trên báo Nhân Dân số 60, ngày 05/6/1952, Người nêu bật tấm gương nữ Anh hùng: “Nữ trung đội trưởng du kích Nguyễn Thị Chiên là một cố nông, 22 tuổi, vào đội du kích từ 1946.
Vùng chị Chiên thường bị giặc càn quét. Cơ sở tan rã. Nhân dân hoang mang. Chị cứ bám sát lấy dân, lập lại cơ sở chính quyền và đoàn thể, tổ chức một trung đội nữ du kích chống càn quét, bảo vệ làng.
Bị bắt, bị tra tấn suốt 3 tháng, bị đưa ra bắn dọa 3 lần, chị vẫn bình tĩnh, không khai nửa lời. Vừa thoát được về, tuy mình đầy vết thương, chân đau không đi được, chị cũng hoạt động lại ngay. Trong đợt thi đua từ 19/5 đến 19/12/1951, chị đã thắng 10 trận, tự tay tước được 15 súng và bắt sống 20 tên giặc (1 tên quan hai Pháp).
Trong các trận, chị không hề bỏ sót một người thương binh nào. Trong vụ thuế nông nghiệp, chị đã thức 30 đêm liền, tuyên truyền giải thích từng nhà, từng người.
Nhiều người lạc hậu, thấy chị thành khẩn, đều cảm động và trở nên hăng hái. Khi bắt được tên đồn trưởng (nó đã giết người anh của chị), chị giải thích chính sách khoan hồng của Chính phủ, rồi thả nó. Vì vậy, nó đã gọi nhiều ngụy binh khác ra hàng.
Chị Chiên, vì yêu nước, căm giặc, trung thành với đoàn thể, kiên quyết bám sát dân, luôn luôn thương yêu đồng đội, nắm vững và ra sức thi hành chính sách nên đã lập được công to, rất xứng đáng là Anh hùng Quân đội”(6).
Nói chuyện tại buổi lễ bế mạc Lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức tháng 9/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến những tấm gương anh hùng trong đó có Nguyễn Thị Chiên: “Chín năm trước đây, nhân dân ta gồm cả trí thức ta, bị Tây khinh rẻ và gọi là “giống bẩn thỉu”. Ngày nay, ta có những anh hùng như Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị và đang nảy nở hàng trăm chiến sĩ và anh hùng trong phong trào thi đua yêu nước”(7). Khi viết bài “Người cán bộ cách mạng” vẫn với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhắc đến: “Nữ anh hùng du kích Nguyễn Thị Chiên, mấy lần bị giặc bắt và tra tấn sống đi chết lại nhưng không hề lộ bí mật: mỗi lần thoát khỏi tay địch, hoạt động càng thêm hăng”(8).
Sau Đại hội, Anh hùng Nguyễn Thị Chiên được cử tham gia đoàn đại biểu đi dự Đại hội Hòa bình châu Á - Thái Bình Dương tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại hội Hòa bình Thế giới tại Viên (Áo).
Năm 1953, Nguyễn Thị Chiên công tác tại Tổng cục Chính trị và Quân khu Thủ đô. Với kinh nghiệm tổ chức và triển khai lực lượng du kích địa phương bà đã được giao nhiệm vụ phụ trách và quản lý dân quân 4 huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Trong công tác mới, bà đã gặp và nên duyên cùng ông Vũ Anh Tài, cán bộ Sư đoàn 320. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của ông bà là từng được Bác Hồ quan tâm, thăm hỏi.
Biết bà từng bị địch tra tấn dã man, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, nên Bác rất vui khi biết tin bà sinh được cháu gái. Gặp bà ở đâu Bác cũng hỏi thăm “cái Tý có ngoan không, bé đã biết làm gì rồi…”. Bác còn căn dặn bà phải chăm lo sức khỏe, nâng cao trình độ văn hóa và công tác tiến bộ. Sau nhiều năm công tác tại Cục Chính trị, Quân khu Thủ đô, bà Chiên về hưu với quân hàm Trung tá với thương tật hạng 4/4. Nữ anh hùng qua đời năm 2016 tại Hà Nội.
Nữ anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên trong thời đại Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Chiên đã viết tiếp những trang sử hào hùng của phụ nữ Việt Nam. Bà là tấm gương tiêu biểu về người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao quý mà Bác Hồ đã trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Ghi nhận những đóng góp của bà, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng Anh hùng Nguyễn Thị Chiên nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Chiến công hạng Nhất; 2 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Quân công hạng Ba.
Chú thích:
1. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, mục lục 2, hồ sơ 467.
2. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, mục lục 2, hồ sơ 467.
3. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, mục lục 2, hồ sơ 467.
4. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, mục lục 2, hồ sơ 467.
5. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, mục lục 2, hồ sơ 467.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.7, tr.421.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.7, tr.300.
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.9, tr.355.