slider
Phát triển kinh tế số

“CÁN BỘ PHẢI CÓ VĂN HÓA LÀM GỐC”

15 Tháng 09 Năm 2011 / 3531 lượt xem
PGS, TS Nguyễn Khánh Bật
 
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam thì năm 1943 có vị trí đặc biệt quan trọng. Thời gian càng lùi xa thì hai sự kiện văn hóa diễn ra trong năm 1943 càng tỏa sáng.
          Sự kiện thứ nhất, tối 13-8-1942, với tên mới Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc đi Trung Quốc. Ngày 27-8-1942, do bị nghi là gián điệp, Người bị nhà cầm quyền Quốc dân Đảng ở Quảng Tây bắt giam. Qua hơn một năm bị giam cầm ở hàng chục nhà lao của tỉnh này, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh đã để lại cho văn hóa nước nhà di sản vô cùng quy báu. Đó là tập Nhật ky trong tù với 134 bài thơ viết bằng chữ Hán. Đặc biệt từ sau bài thứ 132 Cảm tưởng khi đọc Thiên gia thi, trong “Mục đọc sách” Hồ Chí Minh đã có những phác thảo cơ bản về văn hóa và văn hóa dân tộc. Theo Người, vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống mà loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật cùng những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng chúng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1
          Cách đây 65 năm, Hồ Chí Minh đã cho rằng văn hóa gắn liền với sáng tạo và nổi bật hơn cả là văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
          Không chỉ dừng lại ở quan niệm ngắn gọn, dễ hiểu về văn hóa nói chung, Hồ Chí Minh còn nêu lên 5 điểm lớn trong xây dựng nền văn hóa dân tộc:
1.     Xây dựng tâm ly: ly cách, tinh thần độc lập tự cường.
2.     Xây dựng luân ly: biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng.
3.     Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
4.     Xây dựng chính trị: nhân quyền.
5.     Xây dựng kinh tế.
Quan niệm về văn hóa và những đặc điểm lớn của văn hóa dân tộc do danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh nêu lên tại chốn tù ngục năm 1943 cho thấy đó là cái nhìn văn hóa xuyên thế kỷ. Điều này không chỉ được khẳng định bởi những nhà nghiên cứu Việt Nam đương đại mà cách đây hơn 80 năm, bạn bè quốc tế đã có những nhận định như thế. Tháng 12-1923, Ôxíp Manđenxtan, nhà báo Liên Xô, qua tiếp xúc, trò chuyện với Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa không phải là văn hóa châu Âu mà là một nền văn hóa tương lai 1
          Sự kiện thứ hai: chính thời gian Hồ Chí Minh ngồi trong tù ở nước ngoài suy nghĩ về văn hóa và văn hóa dân tộc thì ở trong nước Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Hội văn hóa cứu quốc và Trung ương Đảng ban hành Đề cương văn hóa Việt Nam. Cho đến nay chúng tôi chưa tìm thấy những cuộc bàn bạc, trao đổi về văn hóa giữa Hồ Chí Minh với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng trước khi Người đi Trung Quốc, tháng 8-1942. Nhưng Đề cương văn hóa Việt Nam của Trung ương năm 1943 và quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh trong Nhật ky trong tù có rất nhiều điểm tương đồng – Rõ ràng suy nghĩ của Hồ Chí Minh và của Đảng về văn hóa không phải là những suy nghĩ riêng rẽ, đứt quãng theo những đường hướng khác nhau mà là thể hiện tính liên tục, sự thống nhất cao về chủ trương, đường lối. Tính liên tục, sự thống nhất đó được thể hiện rõ nét khi chúng ta xem xét một vấn đề cụ thể: “cán bộ phải có văn hóa làm gốc”.
          Trong cách diễn đạt, bao gồm cách nói và viết, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi mỗi người và chính mình phải bảo đảm yêu cầu “vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ”. Ngày nay học lại những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy để đạt mục tiêu đó, trong cách diễn đạt Người thường quy vấn đề về “gốc” vừa để nhấn mạnh, vừa bảo đảm vắn tắt và người đọc, người nghe lại dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.
          Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, ngay khi đang bôn ba tìm đường cứu nước, trong những bài giảng cho lớp cán bộ cách mạng đầu tiên của Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “công nông là người chủ cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh”1. Quan điểm trên đây được Người tiếp tục nhấn mạnh khi chính quyền về tay nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng chính của công cuộc kháng chiến, kiến quốc là nhân dân. Do đó, Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, bộ đội, các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể phải nhớ rằng: “Nước lấy dân là gốc”.
          Với quan niệm cách mạng và khoa học: muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ. Đây là một nguyên nhân giải thích vì sao trong vấn đề cán bộ từ “gốc” được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần với hàm ý nhấn mạnh rõ rệt. Theo Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
          Đề cập tới vai trò của văn hóa, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh cũng có cách thể hiện khá độc đáo. Khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng, Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa thì cần cán bộ rất nhiều, nhưng cán bộ ta còn thiếu. Vậy ta phải đào tạo cán bộ, cán bộ phải có văn hóa làm gốc”2.
          Có thể nói, Hồ Chí Minh đi vào văn hóa, trở thành nhà văn hóa kiệt xuất từ việc Người sớm xác định đúng đắn vị trí gốc của văn hóa đối với dân tộc, đối với mỗi người nói chung, người cán bộ cách mạng nói riêng.
          Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã nêu lên một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là: “Người An Nam rất hiếu học. Có con học giỏi là niềm vinh hạnh cho cha mẹ. Cho nên dù có nghèo đói đến đâu, cha mẹ cũng cố tìm cách cho các con được học hành. Nửa bụng chữ bằng một hũ vàng là một câu tục ngữ biểu hiện nhiệt tình ham muốn có học thức của dân tộc An Nam”. Tuy nhiên, truyền thống hiếu học đó lại mâu thuẫn với thực tế đất nước những năm dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Ngay trong những năm tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng để làm cho nhân dân Việt Nam “nghe đến hai chữ cách mệnh thì sợ rùng mình”, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách cơ bản là: “lấy tôn giáo và văn hóa làm cho dân ngu”. Năm 1924, Hồ Chí Minh đã viết: “Sự ngu dốt là một trong những chỗ dựa chủ yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa ”1. Chính vì vậy, trong nhiều bài viết của mình, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh lên án gay gắt chính sách ngu dân mà Pháp thực hiện ở Việt Nam. Để đưa nhân dân đến với cách mạng, Hồ Chí Minh y thức sâu sắc rằng cần mang lại cho họ ánh sáng văn hóa. Điều này càng quan trọng hơn đối với các cán bộ cách mạng.
          Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ chế độ thực dân, nửa phong kiến với chính sách ngu dân của chúng, nên trong Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là ở thời kỳ thành lập Đảng, xuất hiện những đồng chí tràn đầy nhiệt huyết cách mạng, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh nhưng trình độ văn hóa rất thấp. Tình trạng đó khiến cho Đảng và trước hết là những đồng chí ấy có thể phạm sai lầm, khuyết điểm. Tháng 1-1935, trong Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh viết: trừ một vài đồng chí rất hiếm hoi, còn đa số, kể cả những đồng chí có trách nhiệm, trình độ cũng rất hạn chế. Những đồng chí này khi đứng trước công nhân và nông dân thường tỏ ra rất lúng túng. Để đối phó với tình hình “các đồng chí ấy buộc phải bịa ra”. Hồ Chí Minh kết luận: “Do đó, một s ngu dốt này làm phát sinh một sự ngu dốt khác và một sai lầm này gây nên các sai lầm khác”2. Theo Hồ Chí Minh, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn các đồng chí ấy đến sai lầm là thiếu gốc, thiếu văn hóa.
Do nhận thức vai trò gốc của văn hóa nên sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một nhiệm vụ cấp bách của chính quyền dân chủ nhân dân do Hồ Chí Minh đứng đầu là tập trung giải quyết vấn đề nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ và toàn dân. Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi quốc dân Việt Nam: “Nay chúng ta đã giành được độc lập. Một trong những nhiệm vụ phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”. Để đưa đất nước thoát khỏi sự ngu dốt, ngay từ ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng, người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã kịp thời đưa kế sách văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước. Sau Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 3-9-1945, một phiên họp diễn ra trong tình trạng khẩn cấp, không nghi lễ, Hồ Chí Minh tuyên bố một nhiệm vụ cấp bách hiện nay là mở ngay một chiến dịch chống nạn thất học, nạn dốt. Tư tưởng chiến lược mang tính thời đại: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” của Hồ Chí Minh đã ra đời từ phiên họp này. Văn hóa là gốc, là sức mạnh của dân tộc đã được Hồ Chí Minh chỉ ra cách đây hơn 60 năm. Quan điểm nêu trên còn được Hồ Chí Minh thể hiện thông qua cách diễn đạt giàu hình tượng: văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Quan sát dòng người đủ mọi lứa tuổi, trong đó có cả các cụ già ngoài 80 tuổi tới các lớp bình dân học vụ, Hồ Chí Minh nhận xét: đó là hình ảnh của một dân tộc quyết rời bỏ chỗ tối, bước lên chỗ sáng.
          Từ quan điểm ngu dốt là chỗ dựa của chế độ tư bản, chống mù chữ, thất học là nhiệm vụ cấp bách, cấp tốc của chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh đi đến sự khẳng định, sự so sánh rất độc đáo: dốt là địch, là giặc, chống giặc ngoại xâm phải gắn bó chặt chẽ với chống giặc dốt. Biết tin tất cả các chiến sĩ, cán bộ khu II và III đều biết chữ, Hồ Chí Minh kịp thời gửi thư biểu dương, khen ngợi. Bức thư có đoạn viết: “Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về mặt tinh thần cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng. Bộ đội ta tiêu diệt giặc dốt tức là tiêu diệt được một lực lượng hậu thuẫn của thực dân. Vai trò gốc của văn hóa đối với các lực lượng vũ trang cũng được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch”. Cần lưu rằng ngay đối với lực lượng vũ trang yêu cầu văn, nghĩa là văn hóa vẫn được Hồ Chí Minh đặt lên trên võ.
          Vai trò của văn hóa càng trở nên quan trọng hơn khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng thắng đế quốc, phong kiến là tương đối dễ, tháng bần cùng lạc hậu khó khăn hơn, đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều. Phù hợp với quan điểm nêu trên, năm 1960, khi miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh đòi hỏi: “Văn hóa giáo dục phải phát triển mạnh mẽ để phục vụ yêu cầu của cách mạng. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”1. Do xác định đúng đắn vị trí của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh và Đảng ta ngay từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã khẳng định trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội phải thực hiện cách mạng văn hóa.
          Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có con người xã hội chủ nghĩa và nhân tố hàng đầu tạo nên con người đó là văn hóa, học thức.
          Để có trình độ văn hóa phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người, đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải quán triệt lời căn dặn của Lênin: học, học na, học mãi. Người cũng nhắc nhở chúng ta cần ghi nhớ cả lời Khổng Tử: học không biết chán, dạy không biết chán. Hồ Chí Minh nhấn mạnh còn sống còn phải học. Học theo quan điểm của Hồ Chí Minh mang tính toàn diện nhưng trước hết là học văn hóa: “Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật…Không học thì không thể trở thành người cộng sản”.
          Tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh về vị trí của văn hóa được Người thể hiện đậm nét trong Di chúc. Trong mấy lời để lại trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
          Quán triệt quan điểm cán bộ phải có văn hóa làm gốc do Hồ Chí Minh nêu lên từ năm 1956, Văn kiện Đại hội X của Đảng viết: “Phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội”1
          Vấn đề đặt ra hiện nay là phải chuyển mạnh từ chủ trương, đường lối sang tổ chức thực tiễn, phát triển giáo dục, phát triển văn hóa với chất lượng và hiệu quả cao. Để tránh tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hiện nay, hơn lúc nào hết chúng ta cần học lại quan điểm của Lênin, được thể hiện sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn đổi mới bộ máy nhà nước của chúng ta, mỗi người, trước hết là cán bộ phải cố hết sức tự đặt cho mình nhiệm vụ sau đây: “Một là học tập, hai là học tập, ba là học mãi và học nữa, phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa”2.


(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2000, t.3, tr.431.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2000, t.1, tr.478
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2000, t.2, tr.226.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.1996, t.8, tr.224.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2000, t.1, tr.236.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.1996, t.8, tr.83.
(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2000, t.10, tr. 190.
(11) Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, H. 2006, tr. 106.
(12) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M. 1978, t. 45, tr. 444.

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 20,108,302

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)