BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÀI LIỆU "LỜI KÊU GỌI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGÀY 17/7/1966"
29 Tháng 10 Năm 2009 / 10707 lượt xem
Đức Huỳnh* - Hồng Duyên**
“Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966” là một tài liệu rất quan trọng, đã được sử dụng khá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm và trong các trưng bày triển lãm ở các Bảo tàng Trung ương và địa phương. Tài liệu ban đầu có tên gọi là: "Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966", về sau cũng có tên gọi là "Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước", trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1996 tµi liÖu lại ®îc đặt tên là: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Trong hệ thống trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh, tài liệu được sử dụng trưng bày ở diện 1 thuộc chủ đề 7, díi dạng bản chụp lại với chú thích cụ thể là: "Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966"
I/ Hoàn cảnh ra đời của tài liệu:
Năm 1965, bị thất bại nặng nề trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ thi hµnh chiến lược chiến tranh cục bộ t¹i MiÒn nam Việt Nam. Tháng 8/1965, Mỹ ồ ạt đưa 30 vạn quân viễn chinh và rất nhiều vũ khí và thiết bị quân sự vào miền Nam Việt Nam hòng nhanh chóng tiêu diệt quân cách mạng và bình định miền Nam trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời ®Õ quèc Mü mở rộng chiến tranh ra miền Bắc XHCN bằng cuộc chiến tranh phá hoại do không quân và hải quân thực hiện. Nhưng ngay mùa khô năm 1965 - 1966, quân Mỹ đã bị đánh bại trên chiến trường miền Nam, cßn ở miền Bắc quân và dân ta đã bắn rơi hàng nghìn máy bay các loại của đế quốc Mỹ. Thua đau, nhưng đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược mà càng đem quân và vũ khí, không chỉ mang quân Mỹ đến mà còn đưa cả quân chư hầu Úc, Thái lan, Nam Triều Tiên... vào tham chiến, một mặt muốn giành lại thế chủ động ở chiến trường ép quân giải phóng phải co cụm lại, đồng thời cắt đường tiếp tế cho chiến trường miền Nam từ hậu phương miền Bắc. Mặt khác chúng âm mưu ép ta phải ngồi vào bàn đàm phán theo ý muốn của chúng.
Trước âm mưu của địch, lường trước khả năng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể còn lan rộng và vô cùng ác liệt. Để khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi. Đồng thời chuẩn bị tư tưởng trước cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta bước vào một giai đoạn chiến đấu mới quyết liệt hơn, khó khăn hơn và hy sinh nhiều hơn để giành lấy thắng lợi hoàn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi quan trọng này.
II/ Quá trình hình thành tài liệu:
Trước khi viết tác phẩm này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết dưới dạng lời phát biểu, thư động viên, thư khen và các bài báo ca ngợi tinh thần chiến đấu của quân và dân hai miền Nam - Bắc, tố cáo âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai, kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam như: Lời chúc đầu năm gửi nhân dân Mỹ (01/01/1966), "Điện gửi Hội nghị đoàn kết nhân dân Á, Phi, Mỹ La-tinh (03/01/1966), "Bài nói chuyện tại Hội nghị trí thức Việt Nam chống Mỹ cứu nước" (06/01/1966), "Mỹ hoạt động hoà bình giả để mở rộng chiến tranh thật" (08/01/1966), Thư gửi các vị đứng đầu một số nước (21/01/1966), "Mỹ nhất định thua" (01/02/1966), "Thư khen quân và dân miền Bắc bắn rơi 1000 máy bay Mỹ" (30/4/1966), "Kiên quyết đập tan âm mưu giặc Mỹ" (28/6/1966), "Chúng ta phải làm thật tốt việc sơ tán" (10/7/1966)... Nhưng để thể hiện đầy đủ ý chí nguyện vọng và quyết tâm của dân tộc Việt Nam, và vạch rõ âm mưu của đế quốc Mỹ cho toàn thế giới biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định ra lời kêu gọi ngày 17/7/1966.


Bản thảo đầu tiên được viết tay bằng bút mực mầu xanh đen do Chủ tịch đọc cho đồng chí Vũ Kỳ là thư ký riêng của Người ghi lại. Bản thảo này gồm 03 trang phía cuối có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng bút bi đỏ gửi các đồng chí: Tô (Phạm Văn Đồng), Duẩn (Lê Duẩn), Tố Hữu, 5 (Trường Chinh), Dũng (Văn Tiến Dũng), Hùng (Phạm Hùng), Thọ (Lê Đức Thọ), 2 (Lª Quý Hai), Văn (Võ Nguyên Giáp), Trinh (Nguyễn Duy Trinh). Phía bên phải Bác ghi rõ: "Xin cho ý kiến, và gửi lại chiều hôm nay", h«m ®ã lµ ngµy 14/7/1966.
Bản thảo tiếp theo gồm 07 bản đánh máy trên giấy pơluya trắng gửi đến các đồng chí: Tố Hữu, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng. Trên 07 bản đánh máy này đều có bút tích của các đồng chí được Bác đề nghị đóng góp ý kiến và có những dấu ký (x) hoặc gạch chân những ý kiến của các đồng chí trong Ban Bí thư và Bộ Chính trị. Bản thảo lần thứ 3 là bản đánh máy trên giấy pơluya trắng nội dung sao từ bản thảo lần 2 và có tiếp thu một số ý kiến đóng góp của các đồng chí trên. Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng bút bi đỏ bên góc trái của trang 1 ghi "15/7/1966". Trong sưu tập bản thảo của tài liệu này còn một bản thảo (tạm gọi là bản thứ 4) bao gồm 2 trang 1/2 đánh máy trên giấy pơluya trắng nội dung đúng như bản thảo lần 3 nhưng lại có một số sửa chữa dấu chấm phẩy, thay đổi một số từ ngữ đây là bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng bút bi đỏ. Đối chiếu với bản in trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, xuất bản lần thứ 2 - 1966 là hoàn toàn chính xác, như vậy có thể xem đây là bản chính thức. Như vậy quá trình hình thành tài liệu kéo dài trong 3 ngày là ngày 14,15 và 16/7/1966. Sáng ngày 17/7/1966, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được phát trên sóng đài tiếng nói Việt Nam, và được đăng trên báo Nhân Dân số 4484, ngày 17/7/1966. Sưu tập bản thảo này hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
III/ Những nội dung chính của tài liệu:
Lời kêu gọi ngày 17/7/1966 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xem đây là một tài liệu gốc theo ngôn ngữ Bảo tàng, nhưng cũng có thể xem đây là một tác phẩm ở góc độ nội dung và ý nghĩa của văn kiện này. Xét về nội dung của tài liệu chúng ta thấy toát lên mấy điểm chính sau đây.
Một là: Lời kêu gọi đã vạch trần âm mưu thâm độc và tội ác v« cïng d· man của đế quốc Mỹ hòng quyết tâm xâm lược nước ta mà Bác Hồ dùng cụ thể là: "Đế quốc Mỹ dã man, gây ra chiến tranh xâm lược hòng ăn cướp nước ta." tố cáo chúng đã đưa 30 vạn quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam trực tiếp đàn áp đồng bào chiến sỹ ta. Chúng sử dụng những phương tiện chiến tranh cực kỳ man rợ như "chất độc hoá học, bom na-pan..." chúng dùng chính sách "đốt sạch, giết sạch, phá sạch" hòng khuất phục đồng bào miền Nam ta. Đồng thời trong lời kêu gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tố cáo hòng gỡ thế bí ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã trắng trợn dùng không quân đánh phá miền Bắc, và càng ngày càng leo thang muốn mở rộng chiến tranh ra miền Bắc ném bom Thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn, các khu công nghiệp, phá hoại hệ thống giao thông của miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi của mình Người nói: "Đó là hành động tuyệt vọng của chúng, khác nào con thú dữ bị thương nặng, giãy giụa một cách hung tợn trước hơi thở cuối cùng".
Hai là: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta cả ở miền Bắc cũng như ở miền Nam. Quân và dân miền Nam đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng đã thắng lợi vẻ vang thực hiện mục tiêu quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới thống nhất nước nhà. Quân và dân miền Bắc không hề nao núng vừa sản xuất vừa chiến đấu, đã bắn tan xác h¬n 1200 máy bay địch, quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và đồng thời hết lòng hết sức ủng hộ miền Nam. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi của người Việt Nam là đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược mặc dù chúng có thể đưa 50 vạn quân hoặc 1 triệu quân Mỹ vào Việt Nam, chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay để đánh phá miền Bắc. Thông qua lời kêu gọi đã thể hiện dân tộc Việt Nam hết sức bình tĩnh trước khó khăn, thách thức, tin tưởng vào sức mình, vào sự đoàn kết của toàn dân tộc. "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song người Việt Nam quyết không sợ". Trong lời kêu gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một chân lý nổi tiếng làm cho lời kêu gọi ngày 17/7/1966 có sức lan toả rất xa và có sức mạnh tập hợp đoàn kết rất mạnh mẽ, đồng thời khẳng định một niềm tin lớn vào ngày mai. Đó là chân lý "Không có gì quý hơn độc lập - tự do". Và "đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
Ba là: Trong lời kêu gọi ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ cho toàn thế giới thấy rằng: nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hoà bình. Sở dĩ Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến đấu gian khổ chịu rất nhiều hy sinh cũng vì hoà bình, độc lập tự do của dân tộc mình và của cả loài người. Người khẳng định rằng: muốn có hoà bình ngay lập tức thì chỉ cần đế quốc Mỹ rút khỏi miền Nam, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đó là lập trường 4 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và 5 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã vạch rõ âm mưu hoà bình giả hiệu của chính quyền Mỹ hòng ép Việt Nam phải ngồi vào đàm phán theo ý Mỹ đó là đàm phán hoà bình giả hiệu nhằm tung hoả mù trước dư luận quốc tế. Trong lời kêu gọi này một lần nữa Người thay mặt cả dân tộc Việt Nam khẳng định lại với thế giới rằng: nhân dân Việt Nam đồng tâm nhất trí vượt mọi khó khăn gian khổ, hy sinh, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Đồng thời trong lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân Việt Nam trịnh trọng cảm ơn nhân dân thế giới trong đó có cả nhân dân Mỹ, Chính phủ các nước anh em, bè bạn quốc tế đã hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến chống xâm lược chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, cảm ơn sự giúp đỡ hiệu quả của các nước anh em, bè bạn khắp 5 châu. Kêu gọi cả loài người tiến bộ, đặc biệt là những người bạn Mỹ và nhân dân Mỹ hãy chặn bàn tay tội ác của bọn xâm lược Mỹ, hãy cứu lấy những thanh niên Mỹ để khỏi phải làm bia đỡ đạn cho bọn xâm lược Mỹ tại chiến trường miền Nam. Vì việc làm đó là vô nghĩa. Vì cuối cùng thì chiến thắng cũng thuộc về nhân dân Việt Nam.
IV/ Ý nghĩa của tài liệu:
- Trước hết đây là một văn kiện có giá trị như một lời hịch kêu gọi cả dân tộc tiến lên để chiến thắng. Lời kêu gọi như một cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc thống nhất ý chí, thống nhất niềm tin, củng cố đội ngũ để đi vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại nhất không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả nhân loại ở thế kỷ 20.
- Qua lời kêu gọi rất ngắn gọn xúc tích, đầy sức thuyết phục Hồ Chí Minh đã chứng minh cho nhân dân ta và cả thế giới biết rằng kẻ thù dù có hung bạo đến đâu, dù có lắm súng nhiều tiền đến đâu thì cũng không thể thắng được nhân dân Việt Nam: cái chính nghĩa phải thắng cái phi nghĩa; cái văn minh phải thắng bạo tàn; cái thiện phải thắng cái ác. Hoà bình là niềm tin và khát khao của nhân loại. Hoà bình không phải chỉ giành cho một dân tộc, một quốc gia mà là của cả lo¹i ngêi. Nhưng đó phải là hoà bình chân chính, hoà bình trong độc lập, tự do như chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu trong lời kêu gọi: "Không có gì quý hơn độc lập - tự do".
- Trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, với một thế giới đa cực, các quốc gia muốn một phát triển bền vững lâu dài thì nhất định không thể không tuỳ thuộc vào nhau, để giải quyết các vấn đề thời đại như chiến tranh, khủng bố dịch bệnh và môi trường,.. đồng thời còn chứng minh cho tầm nhìn Hồ Chí Minh về một thế giới tương lai là độc lập dân tộc, là tự do phát triển - sự phát triển của mỗi quốc gia phải là điều kiện để các quốc gia khác cùng phát triển.
Chỉ với gồm 3 trang sách ngắn gọn, nội dung gồm 3 phần rõ ràng khúc triết, lời kêu gọi 17/7/1966 đã toát lên ý chí Việt Nam, tinh thần Việt Nam, văn hoá Việt Nam và dòng chảy bất tận của nó.
*Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
**Bảo tàng Hồ Chí Minh