slider

Giới thiệu 7 tập đầu Bộ sách: “HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN NGHỆ SĨ - VĂN NGHỆ SĨ VỚI HỒ CHÍ MINH”

24 Tháng 09 Năm 2013 / 3252 lượt xem
Trần Ngọc Lan
Phòng Sưu tầm-Kiểm kê-Tư liệu
 
 
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện Nghị quyết số 23, của Bộ Chính trị “Tiếp tục xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới”. Vừa qua, Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho ra mắt bộ sách: “Hồ Chí Minh với Văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh, nhằm quảng bá sâu rộng trong nhân dân, giúp cho các tầng lớp nhân dân hiểu biết sâu sắc hơn tình cảm của Bác Hồ với văn nghệ sĩ, cũng như tình cảm chân thành, sâu sắc của văn nghệ sĩ đối với Bác Hồ. Bộ sách là sự thể hiện sinh động, chân thực, tình cảm cao đẹp và đạo đức trong sáng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với dân, với đất nước và đặc biệt là đối với văn nghệ sĩ cách mạng-  những người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa - tư tưởng của Đảng; đồng thời là vũ khí sắc bén và hiệu quả, nhằm đấu trang chống lại các luận điệu sai trái và xuyên tạc, nhằm bóp méo sự thật về nhân cách, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người. Chúng tôi xin giới thiệu 7 tập đầu của bộ sách: Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh/ Hữu Thỉnh (chủ biên), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 24cm.
 T.1 (400 trang): Hồ Chí Minh trong trái tim văn nghệ sĩ Việt Nam, là tập hợp có có hệ thống gồm 57Đầu tháng 10-1945, tôi được Trung ương điều động ra Hà Nội và được gặp Hồ Chủ tịch, được nghe Cụ nói chuyện một lúc mà có biết bao nhiêu bài học, lời dạy. Những vấn đề Cụ nói đều rất lớn, nhưng giọng vẫn ôn tồn nghe như lời cha dặn con, không có gì là mệnh lệnh. Nhưng thấy Cụ quá gầy, trong bụng tôi cũng rất lo. Ấn tượng sâu sắc trong tôi là đôi mắt rất tinh anh và giọng nói hiền từ của Người. Cả đời tôi chưa dám mong ước, thế mà hôm nay được đến gần và được dạy bảo. Thật là vô cùng hạnh phúc"(tr.16).Tác giả Hoàng Ngọc Phách kể lại: Đại hội Văn nghệ lần thứ hai (1957) được hân hạnh Hồ Chủ tịch đến thăm, sau đó Bác hỏi: “việc khai thác vốn cũ dân tộc, các cụ đã làm đến đâu rồi?". "Chúng tôi đang cố gắng". Bác nói: "nên làm nhanh. Có trước mới có sau. Có cũ mới có mới,…”. Câu nói của Bác làm cho chúng tôi suy nghĩ rất nhiều. Trong sáng tác, phải tôn trọng tính dân tộc, nhưng vẫn nâng cao vốn cũ lên để kết hợp với những đặc điểm của thời đại ngày nay. (tr.88). Tác giả Phạm Văn Khoa nhớ lại: Những ngày được công tác bên Bác, được Bác dạy dỗ, dìu dắt. Mỗi lần chúng cháu làm xong một phim và được vinh dự đem vào chiếu để Bác xem và được Bác dặn dò: "làm công tác nghệ thuật phải làm thế nào phục vụ nhân dân được tốt, phải làm gì cho xứng đáng là nghệ sĩ cách mạng" (tr.250).... tác phẩm, bài viết và bài nói chuyện của Bác về văn học - nghệ thuật, hồi ký của các văn nghệ sĩ tiêu biểu của Việt Nam từng có dịp tiếp xúc, gặp gỡ với Bác Hồ và được Người ân cần chỉ bảo, động viên khen ngợi, nhằm không ngừng phấn đấu tiến bộ trong nghề nghiệp đem lại hiệu quả nghệ thuật cao hơn, phục vụ công chúng được tốt hơn. Nhà thơ Tố Hữu nhớ lại:
 T.2 (400trang): Hồ Chí Minh trong trái tim văn nghệ sĩ Việt Nam, là mộttập hợp có hệ thống những tác phẩm, bài viết bài nói chuyện của Bác về văn học - nghệ thuật, hồi ký của các văn nghệ sĩ tiêu biểu của Việt Nam với tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu. Nhà quay phim Lê Minh Hiền xúc động nhớ lại những ngày được ở gần Bác: “Trong thời gian được sống gần Bác, chúng tôi học được những bài học lớn về tinh thần vì dân, vì nước, đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, về đức tính giản dị, khiêm tốn, về lề lối làm việc khoa học của Bác, Bác luôn luôn nhắc nhở chúng tôi về nếp sống giản dị, ngăn nắp, trật tự. Lúc nào Bác cũng nhanh nhẹn gọn gàng. Chúng tôi, khi đi quay phim Bác, cũng phải tập cho quen, nếu không sẽ bị lỡ việc. Bác còn nhắc nhở chúng tôi tập thể dục, dạy cho chúng tôi học võ cho người khỏe mạnh để làm việc tốt". Trong bài Bác Hồ với điện ảnh dân tộc của tác giả Hiếu Trung: “Bác Hồ của chúng ta bận việc ngày đêm, nhưng Bác vẫn dành nhiều thời giờ để chăm sóc tới các hoạt động văn nghệ. Đối với điện ảnh, Bác cũng thường chú ý khích lệ cho ngành nghệ thuật mau lớn mạnh …". Mỗi lần anh chị điện ảnh được gặp Bác là một lần được nghe Bác ân cần nhắc nhở từng ly từng tí. Nghệ sĩ Trà Giang nhớ lại, sau khi biểu diễn cho Bác xem chị đã được Bác căn dăn: "Diễn viên phải đoàn kết thương yêu nhau, phải năng tập thể dục cho khoẻ mạnh". Bác dặn đồng chí thuyết minh phim là nói sao cho rõ ràng, dễ hiểu. Bác căn dặn những người làm phim là: "Phim của các chú tốt, có nhiều phim hay, nhưng có phim còn nhanh, đồng bào xem không hiểu, chưa thấy bổ ích thì không thể gọi là tốt được"(tr.194). Nghễ sĩ Ngô Thị Liễu nhớ lại: “Có lần Bác đến khu văn công thăm chúng tôi bất ngờ đến mức chẳng ai kịp ra mở cửa đón Bác vào nhà. Bác phải ngồi ngay ở bậc thềm. Chúng tôi đổ ra quây quần bên Bác, một chú lùn của đoàn xiếc cung lỏm thỏm chạy đến thật nhanh để được kề sát bên Bác. Chẳng biết chú thích thú mê mẩn đến thế nào mà chú sờ hết tay chân đến đầu Bác, rồi còn kéo những sợi râu như đùa nghịch. Ấy thế mà Bác vẫn ấm giọng từ tốn nói đùa: Đừng kéo đứt râu Bác! Một sợi râu một xâu bánh! Chúng tôi cười ồ lên một lượt, viu cái hồn nhiên, nhân hậu từ con người Bác tỏa ra”(tr.225.)
T.3(499trang): Hồ Chí Minh trong trái tim văn nghệ sĩ thế giới là một tập hợp các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà đạo diễn điện ảnh, các nghệ sĩ, diễn viên, hoạ sĩ, nhạc sĩ... Nổi tiếng của nhiều nước trên thế giới; và một phần các bài viết, những hồi ức chân thành của họ về những ấn tượng, những cảm xúc vô cùng sâu sắc, xúc động thể hiện lòng kính yêu của họ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những dịp may hiếm có, được diện kiến Người. Tác giả Rôman Karmen, nhà đạo diễn điện ảnh, nhà quay phim tài liệu - thời sự kiệt xuất của Liên bang Xô Viết trước đây viết: “Có những cuộc gặp gỡ, được ghi nhớ suốt cả đời, để lại trong tiềm thức và trái tim dấu ấn sâu sắc, không có lần thứ hai. Đó là cuộc gặp gỡ của chúng tôi với đồng chí Hồ Chí Minh. Ông nhớ lại: “Ngay từ giây phút đầu tiên, khi chúng tôi yên tọa quanh chiếc bàn mộc, phe phẩy những chiếc quạt lá cọ, ngay từ lời đầu tiên của cuộc trò chuyện thân tình đã không còn chút gì của cảm giác căng thẳng và hồi hộp mà chúng tôi đã mang theo trên đường tới đây và chờ đợi cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ với nhà cách mạng huyền thoại của Đông Dương - Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Ông đã cảm nhận về Người: “trước mặt chúng tôi là một người đầy cương nghị của tuổi thanh niên. Khuôn mặt xương xương rám nắng đỏ lên hồng hào, trông rất khỏe mạnh. Và đôi mắt vui vẻ sáng ngời của Người thu hút người tiếp chuyện một cách lạ lùng” (tr.33, 34). E-rích Giô-han-xơn- một hoạ sĩ Đức đầu tiên vẽ chân dung Nguyễn Ái Quốc, năm 1924, Mát-xcơ-va (Nga) kể: Trong suốt thời gian tôi ở Mát-xcơ-va, gần như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau để nói chuyện về nghệ thuật và chính trị. Và “Người nói rất sinh động. Người am hiểu những trào lưu nghệ thuật Tây Âu và mỉm cười để lộ rằng khi còn ở Pari, Người cũng có vẽ chút ít. Người nhận xét một cách tinh tế về những tác phẩm mà Người đã xem và trước hết về những nghệ sĩ đã mạnh dạn phơi trần sự thật xã hội, kêu gọi đấu tranh. Người bàn luận về những vấn đề nghệ thuật của châu Âu, sau khi đã nghiên cứu đầy đủ, chính xác thận trọng. Người nhấn mạnh rằng mỗi dân tộc cần chăm lo tính dân tộc của mình trong nghệ thuật.(tr.160)...Những kỷ niệm đó đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đẹp đẽ trong lòng giới nghệ sĩ tạo hình thế giới
T.4 (411 trang): Hồ Chí Minh trong trái tim văn nghệ sĩ Việt Nam là tập tiếp nối với văn mạch và tình cảm của các tập 1 và tập 2. Chúng ta tiếp tục được hòa nhập cùng cảm xúc yêu thương của Bác với các nhà văn, các văn nghệ sĩ tiêu biểu. Nghệ sĩ Linh Nhâm nhớ lại có lần chị được vào Phủ Chủ tịch để ệ sĩ Dân Huyền nhớ lại: Nghệ sĩ tuồng Nguyễn Nho Tuý đã không ngờ cái nghề diễn tuồng trước đây bị xem là “xướng ca vô loài” lại được Bác Hồ và các đồng chí Trung Ương ngồi xem trân trọng đến thế…”. Bác còn bước lên sân khấu bắt tay anh chị em tôi, lại ân cần dặn dò: “nghệ thuật của ông cha ta hay lắm, tốt lắm! Cố mà giữ gìn”(tr.304). Nghệ sĩ Thương Huyền nhớ lại: chị là một trong những nhà hoạt động nghệ thuật may mắn và vinh dự được chăm sóc và chỉ bảo ân cần của Bác ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền cách mạng. Có lần Bác nghe tôi hát, Bác động viên: “cháu hát tốt lắm, nhưng phải cố gắng, tập thêm nhiều bài mới để phục vụ chiến sĩ, đồng bào và phải chú ý thuộc nhiều dân ca”(tr.304). Nghễ sĩ nhiếp ảnh Kim Côn kể lại: “Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng. Bác Hồ có đi công tác tại Thanh Hóa và đi thăm hỏi đời sống bà con vùng ven biển. Thấy mấy ngư dân đang choãi chân thang kéo luới, Bác liền xắn tay kéo lưới cùng các cụ. Bác làm rất thành thục, say sưa không khác gì một ngư dân thực thụ. Mải làm, mình đẫm mồ hôi, Bác cởi áo, rồi bỏ cả khăn mặt quấn cổ, vui chuyện với các bà con ngư dân. Nhìn thấy những cảnh ấy, tôi đã không khỏi xúc động và đó cũng là những cảm xúc để tôi ghi lại những bức ảnh quý giá còn lại đến hôm nay”(tr.352). ngâm thơ cho Bác. Nghe xong, Bác khen "Thế là cháu biết ngâm thơ rồi đấy. Nhưng hơi thở của cháu còn ngắn lắm". Bác liền đứng dậy làm thị phạm cho tôi, tôi ngơ ngác không thể ngờ được là Bác đã thấu hiểu phương pháp cơ bản của người diễn viên hát: Bác đứng thẳng người, đưa hai tay lên hoành cách mô, lấy hơi thật sâu vào, xong rồi ngừng lại một tí và thở ra thật chậm, Bác làm thị phạm y như một giáo viên dạy hát. Lúc đó tôi thoáng nghĩ: Bác đã từng đạp guồng xế nước và tát nước gầu đôi làm thị phạm cho nông dân thì việc này Bác cũng tìm hiểu cặn kẽ để động viên thúc đẩy ngành nghệ thuật của chúng tôi. Được Bác chỉ đạo tận tình, chu đáo như thế cho nên khi về đơn vị, tôi ngày đêm miệt mài tìm tòi cách ngâm thơ sao cho hiệu quả nhất để khỏi phụ lòng dạy dỗ của Bác. Ngh
T.5(615 trang): Hồ Chí Minh tư tưởng và tác phẩm (Văn xuôi). Là tập hợp các tác phẩm văn học cũng như những tác phẩm chính luận thể hiện tư tưởng nghệ thuật của Bác trong từng thể loại, với sự sắp xếp khoa học, dễ tiếp cận, thưởng thức được cả chiều sâu văn hóa lẫn chiều sâu trí tuệ và tài nghệ văn chương của Người. Những tác phẩm văn xuôi của Bác đã đi vào lòng người và đã chứng tỏ được sức sống lâu bền qua thời gian. Đặc biệt, các tác phẩm chính trị của Người cũng luôn được viết hàm súc, giàu chất trí tuệ và bản sắc văn hóa riêng biệt, không phải nhà lãnh tụ nào, nhà văn hóa nào cũng có phẩm chất riêng mà chung, chung mà riêng nhuần nhuyễn đến như vậy. Nhiều tác phẩm có tính định hướng chung cho cách mạng Việt Nam, có giá trị tiêu biểu cả về văn học lẫn về tư liệu lịch sử. Qua đó giúp độc giả dễ dàng hơn trong việc liên tưởng tới từng giai đoạn lịch sử Cách mạng Việt Nam gắn bó với sự nghiệp của Bác.
T.6 (503 trang): Hồ Chí Minh tư tưởng và tác phẩm (Thơ). Trong di sản văn hóa đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, thì thơ ca của Người chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Bác Hồ vừa là nhà văn hóa lỗi lạc, vừa là nhà văn xuất chúng, vừa là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Tập 6 gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: “Nhật ký trong tù” chủ yếu là phản ánh, khắc họa chân dung của một bậc “đại trí đại nhân đại dũng” là người tù, người cộng sản Hồ Chí Minh. Đó là một con người luôn có một trí tuệ lớn, một tầm nhìn rộng thể hiện trong bài “Học đánh cờ”. Đó là một con người có tâm hồn lớn, tình cảm lớn, một con người biết yêu thiên nhiên hoa lá trăng sao, vừa yêu thương con người rộng lớn vừa yêu thương đất nước sâu sắc, tâm hồn tình cảm này được thể hiện trong rất nhiều bài thơ trong đó tiêu biểu là bài “Ốm nặng”, “Ở Việt Nam có biến động”. Đó là tinh khí phách gan thép của người chiến sĩ cộng sản luôn cười cợt với gian khổ, ngạo nghễ với lao lung, tinh thần khí phách này được thể hiện xuyên suốt cả tập thơ mà tiêu biểu là bài “Nghe tiếng giã gạo”, “Bốn tháng rồi”, “Dây trói”. Đây là một tài sản lịch sử vô giá về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh đồng thời là một tác phẩm văn học lớn.
 Phần thứ hai: Phần “Những bài thơ khác” là toàn bộ những bài thơ Bác làm khi tức cảnh trên đường công tác, lúc phục vụ cho công tác tuyên truyền chính trị hay khuyên nhủ, khen ngợi, khuyến khích các giới đồng bào, dạy bảo các cháu thiếu niên nhi đồng, tạo nên phong cách thơ rất riêng, vừa gần gũi với nhân dân, vừa thổ lộ được tình cảm cao cả của Người và vừa giúp cho các tầng lớp nhân dân tiếp thu được, thấm nhuần được một cách sâu sắc đường lối chính sách của Đảng của Bác trong từng thời điểm Cách Mạng. Có thể nói, những bài thơ này là sự kết hợp tài tình giữa thi và ca, giữa cách suy nghĩ giàu hình tượng ví von giàu liên tưởng, lối tư duy bình dân của người Việt, giản dị, sáng rõ nhưng lại vẫn bảo đảm chặt chẽ về niêm luật của thi ca đương thời.
Phần thứ ba: Phần “Thơ chúc Tết” Thơ chúc Tết của Bác, ngoài ý nghĩa thiêng liêng kể trên, người dân Việt Nam còn đón đợi ở những bài thơ ấy những tín hiệu tinh tế của cái mới, cảm nhận được cả tinh thần trách nhiệm chung lẫn nhiệm vụ trước mắt của Cách Mạng. Thơ chúc Tết của Bác vừa có tính tổng kết thắng lợi, vừa có tính khích lệ động viên đồng bào chiến sĩ cả nước vượt qua mọi khó khăn để đi đến thành công chung của mục tiêu cách mạng là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
T.7 (640 trang): Tác phẩm văn học nghệ thuật về Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã tuyển chọn và giới thiệu 252 bài thơ viết về Bác của 202 nhà thơ, thuộc nhiều thế hệ, ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là các nhà thơ dân tộc thiểu số; đồng bào dân tộc và đồng bào miền Nam những năm kháng chiến luôn dành được sự quan tâm sâu sắc, nhiều day trở của Bác Hồ. Họ là những nhà thơ lớn, nhà thơ tiêu biểu từ phong trào Thơ mới như: Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh…; những nhà thơ thành danh trong cách mạng và hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Lê Đạt, Nông Quốc Chấn, Bảo Định Giang, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Việt Phương, Hải Như, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu… và nhiều nhà thơ thế hệ sau 1975. Thơ viết về Bác cũng trải dài cùng năm tháng. Viết từ chiến khu Việt Bắc những năm gian khổ kháng chiến chống Pháp, từ cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng, nhiều mất mát hy sinh, đến những bài thơ mới nhất trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay. Đặc biệt, là khi Bác Hồ thân yêu của chúng ta mãi mãi ra đi, năm 1969, giữa niềm đau thương, tiếc nuối vô hạn “đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa” của cả dân tộc, tiếng thơ của hàng trăm nhà thơ cùng cất lên niềm thương tiếc Bác, phản ánh sự hy sinh quên mình vì độc lập, tự do của Bác; ngợi ca tâm hồn, nhân cách và đạo đức đã trở thành biểu tượng cao quý Hồ Chí Minh. Nhiều bài thơ xúc động viết từ vùng chiến tranh ác liệt, từ những bản làng còn bị địch chiếm ở Tây Nguyên, ở miền Tây Nam bộ xa xôi… Đây là những hình ảnh và thực tế sinh động, chân thực, thể hiện tình cảm sâu sắc, lòng biết ơn và niềm kính yêu của các thi sĩ Việt Nam đối với Bác Hồ.

7 tập đầu của Bộ sách: “Hồ Chí Minh với Văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” đã cung cấp cho bạn đọc rộng rãi, đặc biệt là cho tất cả những ai quan tâm đến việc xây dựng con người, quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, rất Việt Nam mà cũng rất hiện đại. Đây cũng là nguồn tư liệu phong phú, sinh động, hệ thống, đa dạng, chọn lọc từ những trước tác quan trọng nhất của Bác về văn học, nghệ thuật và của những văn nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam và thế giới viết về Bác. Hình tượng Hồ Chí Minh với ba chủ đề: lãnh tụ thiên tài, nhà văn hoá kiệt xuất, nhà nhân văn vĩ đại được các tác giả từ góc độ văn hoá thể hiện sống động và xuyên suốt bộ sách. Chúng ta bắt gặp ở đây sự kết hợp đẹp đẽ giữa những cái cao cả và bình thường, giản dị mà thanh cao, vĩ đại mà gần gũi, rất Việt Nam mà cũng rất nhân loại.

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)