slider

KHU DI TÍCH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH VÀ CÔNG TÁC PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH

07 Tháng 09 Năm 2011 / 2739 lượt xem
Nguyễn Văn Dương
Phòng Sưu tầm- Kiểm kể- Tư liệu
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh nhà nước Việt Nam mới, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Cuộc đời và sự nghiệp vinh quang của Người là “một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc", đã "góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội". Người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà thơ Cu Ba tại Phòng họp Bộ Chính trị trong khu di tích Phủ Chú tịch (21/12/1960). UNESCO tôn vinh là: Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Ở Người hội tụ đầy đủ những tinh hoa văn hóa của nhân loại cũng như của dân tộc, là điển hình nhân cách tốt đẹp nhất của con người Việt Nam. Một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện đậm nét, mang dấu ấn riêng rất Hồ Chí Minh đó là văn hóa ứng xử. Như: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “... con người giản dị, vĩ đại ấy cũng là người cực kỳ lịch sự, thanh tao, cao quý trong cách ứng xử với bạn bè quốc tế, với cụ già, phụ nữ, thanh niên và nhi đồng". Và một chính khách nước ngoài đã nhận xét: “khó ai có thể thực hiện được một phong cách ứng xử hài hòa như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người vừa là lãnh tụ, vừa là công bộc của nhân dân, vừa có uy lực lại vừa có sức cuốn hút kỳ lạ; vừa là nhà chính trị sáng suốt vừa là nhà thơ mẫn cảm; khẩn trương như một chiến sỹ, thanh thản như một triết gia, mềm dẻo mà cương nghị, cao cả mà thiết thực, vô cùng giản dị mà lại rất mực thanh tao, quan tâm cái lớn, không quên cái nhỏ, thấy rừng và thấy cả từng cây..."1.
Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là một bộ phận trong văn hoá Hồ Chí Minh được kết tinh những giá trị cao đẹp nhất của văn hóa Việt Nam, thể hiện tầm vóc, trí tuệ lớn lao và tình cảm sâu sắc của Người trong những mối quan hệ hết sức đa dạng, phong phú đối với con người, thiên nhiên và chính bản thân mình. Việc nghiên cứu văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh và rút ra những bài học có giá trị, ý nghĩa trong việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Bên cạnh những thành tựu quan trọng về kinh tế đã đạt được chúng ta cũng đang chịu tác động mạnh mẽ từ mặt trái cơ chế thị trường, tác động tiêu cực từ việc mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng, kích động, xuyên tạc các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc... Ngoài ra, việc thực hiện nguyên tắc dân chủ ở cơ sở theo đường lối của Đảng ta hiện nay còn nhiều vấn đề vướng mắc mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ tệ quan liêu, cửa quyền, hống hách, coi thường quần chúng nhân dân của một số cán bộ trong các cơ quan công quyền . Những vị “quan chủ” này chưa biết hoặc quên rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập ra Đảng ta, một lãnh tụ cách mạng, Người đứng đầu chính Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước lại là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử với quần chúng nhân dân.
Khi nói tới giá trị văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là nói tới tác dụng, ý nghĩa của nó đối với thực tiễn đời sống xã hội. Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tầm trí tuệ và văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh đã đạt tới đỉnh cao và trở thành khuôn mẫu của văn hóa ứng xử Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng phong phú của Hồ Chí Minh. Trong giao tiếp, Hồ Chí Minh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc cho tất cả những ai đã từng được gặp, được nói chuyện với Người. Cách ứng xử của Người thật bình dị, thân mật, rất bình đẳng và tôn trọng mọi người, không phân biệt cấp bậc, chức vụ hoặc thành phần xã hội...  Ở Người có một phong cách ứng xử đạt tới sự hoàn thiện, làm cho mọi người có thể cảm nhận thấy đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao thượng của nhân cách. Những giá trị đó được biểu hiện cả trong hoạt động đối nội và đối ngoại, trong giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, nhân văn và cả trong phương pháp đấu tranh cách mạng của Người.
Một số đặc điểm được xem là những giá trị tiêu biểu trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là: Tính nhất quán về mục tiêu, nguyên tắc; tính đa dạng và linh hoạt; sự tinh tế và uyên bác; giàu sự cảm hóa, khoan dung và độ lượng; sự khiêm nhường, nhã nhặn, lịch lãm và bình dị; giàu tính nhân văn cộng sản... Những giá trị này thể hiện hết sức phong phú và sinh động trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh tập trung quanh một trục cơ bản là khát vọng đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì tự do hạnh phúc của nhân dân. Những đặc điểm trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, góp phần khẳng định nhân cách vĩ đại, đạo đức sáng ngời của Người trong đời sống tinh thần của dân tộc ta và toàn thể nhân loại tiến bộ. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau: Nghèo khổ- giầu sang; trong nước - ngoài nước; bình thường - nổi tiếng ... nhưng không vì vậy mà Người bị lúng túng hay bị ràng buộc bởi những nghi thức ngoại giao, ngược lại, Người luôn chủ động. Sự chủ động đó rất tự nhiên, bình dị, chân thành, đồng thời lại ân cần tế nhị, với cách ứng xử linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể để giải quyết các tình huống; với nụ cười luôn đem lại sự bất ngờ làm xóa nhòa mọi ngăn cách và đem lại hiệu quả cao và gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người. Những buổi họp mặt, những cuộc mít tinh, những lễ đón tiếp, những khi gặp mặt... Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tao ra một không khí chan hòa và ấm cúng, làm cho mọi nghi thức đều như không còn cứng nhắc hoặc khuôn sáo. Chỉ một lời chào hỏi, một câu nói chân tình, một nụ cười niềm nở, một cái bắt tay thân ái là Người đã xóa đi mọi cấp bậc, mọi khoảng cách, tạo ra cho mọi người những cảm xúc và những ấn tượng không thể nào quên. Ví như, ngày 1.1.1960, các đoàn ngoại giao và khách quốc tế tại Hà Nội đến Phủ Chủ tịch chúc tết Bác Hồ. Cuối bữa tiệc, Bác cầm một quả táo to và túi kẹo đi đến chỗ ông đại sứ Ấn Độ: “Ngài đại sứ có đưa phu nhân sang đây không?”, vị tướng ngoại giao cảm động, lúng túng trả lời chỉ đưa theo cháu trai chín tuổi, Bác nói: “Thế thì tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn”, rồi Bác nói với quan khách: “Tết ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm lấy chút hoa quả trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà”. Mọi người ồ lên vui vẻ, nhưng xúc động và cảm phục sự quan tâm của Hồ Chủ tịch(1)...
 Trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nền độc lập của đất nước, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nhiều đối thủ lúc nào cũng muốn tìm cách lật đổ chínhCán bộ Khu di tích giới thiệu về các tài liệu, hiện vật đang trưng bày ở nhà Sàn cho đoàn cán bộ Di tích nhà tưởng niệm Tống Khánh Linh, Trung Quốc ( 31/5/2006) quyền cách mạng và Đảng Cộng sản Việt Nam. Với các đối tượng này, Người đã ứng xử với phong cách của một nhà hoạt động chính trị lão luyện, một nhà ngoại giao từng trải, người chiến sỹ ngoài trận tuyến cực kỳ dũng cảm và thông minh, bằng sự tinh tế và uyên bác, Người đã có phương pháp ứng xử hết sức sáng suốt và tự chủ, bình tĩnh và đĩnh đạc, chủ động và tỉnh táo để vượt qua mọi cạm bẫy, đẩy lùi mọi đòn tiến công hiểm độc và mọi thủ đoạn xảo trá của đối phương. Sự tinh tế đã được thể hiện một cách tài tình trong từng chữ, từng lời, từng cái nhìn, bước đi, thế đứng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước đối tượng đang đối thoại với mình hoặc trong từng tình huống cụ thể. Một động tác đánh rơi đồ vật để tránh cái bắt tay chưa đúng lúc, một cách chơi chữ thâm thuý, sắc nhọn hơn cả gươm giáo, một bàn tay che đi họng súng họng súng, một lời cảnh báo đặt tên tội phạm chiến tranh vào đúng chỗ của nó, một sự nén nhịn mà có lần Người phải nhắc lại bài học của người xưa... tất cả đều được Hồ Chí Minh cân nhắc và sử dụng tinh tế đúng lúc, đúng chỗ.
 Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc 15 năm (1954 -1969). Mỗi di tích, mỗi hiện vật trưng bày ở nơi đây đều phản ánh cuộc đời sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, bởi vậy nơi này có sức hấp dẫn, thuyết phục mạnh mẽ khách tham quan, là môi trường thuận lợi cho công tác tuyên truyền giáo dục. Những câu chuyện chân thực, sinh động về tấm gương đạo đức lối sống thanh bạch, phong cách làm việc, sự tinh tế trong ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Ví dụ về bài báo Những sai lầm trong ba khoán, đăng trờn báo Hà Nội mới hiện đang được trưng bày trên bàn làm việc của Người ở tầng 2 di tớch nhà sàn, vẫn còn lưu lại bút tích của Bác gửi đồng chí Trường Chinh: K.g. đ.c Trường Chinh những sai lầm về “Ba khoán”. Xem xong xin trả lại cho B; hoặc mỗi khi gửi thư, công văn đi đâu, Bác thường nhắc các đồng chí giúp việc đề hai chữ “Kính gửi” ở ngoài phong bì.... nhằm thể hiện thái độ trân trọng với mọi người.  Tất cả đã trở thành những bài học quý báu về văn hoá ứng xử được các cán bộ tuyên truyền của Khu di tích đưa vào trong những bài giới thiệu thực sự gây xúc động mạnh mẽ đối với khách tham quan và tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhiều người.
Bên cạnh đó, Khu di tích còn là nơi phản ánh chân thực, sâu sắc nhất cuộc sống sinh hoạt đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không có sách báo hoặc các phương tiện thông tin hiện đại nào có thể phản ánh một cách đầy đủ. Tại đây, ngoài những di sản vật thể còn có di sản phi vật thể vô cùng phong phú, mà không phải bất kỳ đối tượng khách tham quan nào cũng có thể cảm nhận được những giá trị tiềm ẩn to lớn đó. Tham quan di tích, khách tham quan được tận mắt chứng kiến cuộc sống đời thường giản dị, được nghe kể chuyện về đạo đức, tác phong, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua sự hiện diện của từng di tích sống động, môi trường cảnh quan xung quanh di tích, những tài liệu hiện vật lúc sinh thời của Bác được lưu giữ và trưng bày tại đây. Những gì mà khách tham quan thu nhận được từ những phương tiện thông tin khác nhau về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ không còn trừu tượng nữa mà tất cả đã được cụ thể hóa bằng những hiện vật chân thực và sinh động, tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của các đối tượng khách tham quan. Đến với Khu di tích, mọi người sẽ được trực tiếp tai nghe, mắt thấy, từ đó giúp họ cảm nhận một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về di tích. Cùng với việc quan sát trực tiếp các tài liệu hiện vật, người hướng dẫn tham quan sẽ giảng giải cho khách thăm những thông tin một cách rõ ràng, giải mã những ẩn số tiềm ẩn trong di tích để họ lĩnh hội một cách tích cực và đầy đủ, chính xác những giá trị đích thực của di tích, truyền bá tư tưởng, những giá trị cao đẹp đến với các đối tượng khách tham quan. Chính điều đó đã làm các di tích trở thành một tài sản chung của dân tộc, đem đến cho mọi người nhiều điều bổ ích, quý giá, tạo nên niềm hứng thú cho du khách khi đến tham quan di tích; tạo nên hiệu quả cao trong công tác phát huy giá trị ở Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch qua những câu chuyện kể chân thực, sinh động về hành vi đạo đức của Người trong sinh hoạt, cuộc sống, cách ứng xử cùng với việc tận mắt chứng kiến những đồ dùng cho nguyên thủ quốc gia, cũng như ý nghĩa của mỗi tài liệu, hiện vật trưng bày ở đây được cán bộ tuyên truyền đưa vào nội dung giới thiệu đã thực sự gây xúc động đối với khách thăm quan.
Nhận thức rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, nhiều năm qua Khu di tích không ngừng phát huy ưu thế của mình trong việc tuyên truyền tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh tới mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, hơn bốn thập kỷ qua, bên cạnh công tác bảo tồn những giá trị phi vật thể và bảo quản những di tích, hiện vật liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ khoa học Khu di tích không ngừng tham gia những hoạt động nghiên cứu về tư tưởng, sự nghiệp và cuộc đời của Người để tuyên truyền rộng rãi với ®ång bµo trong n­íc vµ bÌ b¹n quèc tÕ, thông qua những hình thức thuyết minh, hướng dẫn tham quan di tích, viết bài tham dự các hội thảo khoa học, tổ chức các buổi nói chuyện, toạ đàm, giao lưu, viết bài cho các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí chuyên ngành, báo viết, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình... và đều đặn xuất bản những ấn phẩm sách, ảnh, bưu ảnh bằng cả tiếng Việt và các ngôn ngữ quốc tế thông dụng khác để nhân dân ta và bạn bè thế giới hiểu thêm về nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam - danh nhân văn hoá của thế kỷ XX. Nhiều buổi sinh hoạt truyền thống; giao lưu giữa các thế hệ cách mạng; lễ báo công; kết nạp đảng viên; khen thưởng đội viên, đoàn viên; vui chơi cắm trại; triển lãm thành tích học tập và lao động của học sinh, sinh viên được tổ chức tại các điểm di tích mang ý nghĩa giáo dục tư tưởng sâu sắc như quanh Phủ Chủ tịch, bên giàn hoa, dọc đường xoài, dưới nhà sàn, trong nhà Bác mất... Các cuộc thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ, thi hướng dẫn viên du lịch giỏi tại Khu Di tích đã được tổ chức và đạt kết quả tốt.
Đặc biệt, từ khi Bộ Chính trị phát động cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Khu di tích đã tổ chức, phục vụ hàng ngàn cơ quan, đơn vị đến học tập, sinh hoạt chính trị (báo công, phát động thi đua...) nhằm hưởng ứng cuộc vận động. Những buổi học tập hay sinh họat chính trị tại chính nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều ấn tượng tốt và mang lại hiệu quả giáo dục nhất định. Bên cạnh đó, bạn bè quốc tế đến thăm Khu di tích Hồ Chí Minh cũng ngày một nhiều hơn, đông hơn và đa dạng hơn. Hầu hết những nguyên thủ quốc gia, các chính khách nhiều nước, kể cả những người có tư tưởng đối lập về chính trị khi đến Việt Nam đều vào thăm nơi ở và làm vịêc của Người với ý thức trân trọng, tình cảm ngưỡng mộ và cảm phục về nhân cách Hồ Chí Minh. Sau chuyến tham quan, họ càng yêu quý Bác Hồ hơn, hiểu Việt Nam hơn, như đại diện Liên Hiệp quốc tại Việt Nam khi đến thăm nơi ở và làm việc của người tại Khu di tích Phủ Chủ tịch đã viết: “Cuộc sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự gần gũi với nhân dân là đặc trưng cho tình yêu đối với đất nước của Người - không một ai đến thăm nơi ở khiêm nhường này mà không trào dâng niềm xúc cảm trước sự vĩ đại của một Con Người đã trở thành huyền thoại ngay trong cả cuộc sống đời thường của mình”.
 Ngoài các hình thức tuyên truyền trực tiếp, Khu Di tích còn chủ động phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng xây dựng các chương trình cụ thể, phù hợp, thiết thực như mở chuyên mục “Mỗi câu chuyện là một bài học” trên Báo Văn hóa; phối hợp giới thiệu nội dung di tích và kể chuyện đạo đức Bác Hồ trong chuyên mục “Giáo dục từ xa” với Đài Tiếng nói Việt Nam; cử báo cáo viên đi nói chuyện tại cơ sở; tổ chức Hội thảo khoa học; Xuất bản các ấn phẩm như sách, ảnh liên quan đến Người; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về nội dung thuyết minh Khu di tích cho những hướng dẫn viên du lịch... Có thể khẳng định Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thuấm nhuần sâu sắc tấm gương đạo đức Bác Hồ đặc biệt là những giá trị văn hóa ứng xử theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, nhân viên tại Khu di tích Phủ Chủ tịch không chỉ dừng lại ở việc học tập, nâng cao nhận thức trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà còn hết sức chú trọng vấn đề “làm theo” tấm gương của Bác. Cụ thể như: Các cán bộ tuyên truyền luôn sáng tạo gắn câu chuyện đạo đức với bối cảnh lịch sử, và phân tích ý nghĩa của từng hành vi đạo đức, giúp cho mọi người nhận thức được các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, liên hệ với thực tiễn hôm nay. Từ đó rút ra những bài học cụ thể, thiết thực từ những hành vi đạo đức của Bác... để mỗi người tự soi mình vào tấm gương của Bác học tập, giải quyết hài hòa ba mối quan hệ: Với người, với mình và với công việc. Tìm mọi cách để khơi dậy tính “thiện” ở mỗi đối tượng và lứa tuổi khác nhau... làm sao để mỗi người sau khi được tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đều cảm thấy việc học tập và làm theo Người không phải là xa lạ, hoặc quá sức, mỗi người đều có thể sáng tạo, áp dụng ở mỗi công việc cụ thể hàng ngày. Để thực hiện một cách hiệu quả công tác hướng dẫn tham quan ở Khu di tích, cấp uỷ, lãnh đạo các phòng, ban tại Khu di tích luôn quan tâm bồi dưỡng, trang bị những kiến thức chuyên môn, kiến thức về chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa và có trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ thuyết minh. Đồng thời, mỗi cán bộ thuyết minh cung luôn ý thức tích cực rèn luyện phương pháp sư phạm, khả năng diễn giải, truyền đạt cũng như khả năng quan sát nhanh nhạy, ứng xử khéo léo và linh hoạt...Nhằm chuyền tải được những nội dung, giá trị phi vật thể chứa đựng trong di tích đến với khách tham quan, giúp cho khách tham quan hiểu đầy đủ và chính xác lượng thông tin tối đa trong di tích, làm giàu thêm tri thức khoa học, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, ý thức thẩm mỹ, bồi dưỡng nhân cách, hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ. Có thể khẳng định rằng, những nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch trong giữ gìn, bảo quản và tuyên truyền tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh tới mọi tầng lớp nhân dân trong những năm vừa qua chính là những biểu hiện sinh động của việc phát huy giá trị văn hóa ứng xử theo tưởng Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa; làm cho tư tưởng của Người luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.
Để ghi nhận những kết quả hoạt động mà Khu Di tích đã đạt được, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng cho tập thể cơ quan và các cá nhân xuất sắc những danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhì và Huân chương Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 40 năm Khu di tích, cùng rất nhiều cờ thưởng của Chính phủ, bằng khen, cờ thi đua của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch. Và ngày 12/8/2009 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây chính là yếu tố khẳng định sự tồn tại, phát triển cũng như giá trị và ý nghĩa to lớn của Khu di tích- một di sản văn hoá vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dịp về thăm lại ngôi nhà sàn lịch sử của Bác Hồ, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh ghi lưu niệm tại Khu di tích Phủ Chủ tịch: “Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những tài liệu, hiện vật lưu giữ nơi đây là một di tích văn hoá đặc biệt quan trọng trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà, đây là tài sản văn hoá vô giá của dân tộc ta và cú ý nghĩa rất to lớn đối với quốc tế. Những gỡ Bỏc Hồ để lại phản ánh sự nghiệp cách mạng vĩ đại của một con người trọn cuộc đời mình với nước với dân, với sự đoàn kết quốc tế, biểu thị nhân cách một nhà văn hoá lớn Việt Nam - nhà văn hoá kiệt xuất của nh©n loµi.
Vì vậy, phát huy giá trị văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phải nhằm bảo vệ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; phải bảo vệ và phản ánh đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh; phải gắn với nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ Khu di tích. Đây là những vấn đề bức thiết và phương hướng cơ bản để phát huy lâu dài những giá trị văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.


1 Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp. Nxb ST, H.1990, Tr.3
(1). Kể chuyện Bác Hồ. NXB Giáo dục 2003, tr 178

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)