slider
Phát triển kinh tế số

MỘT SỐ CUỐN SÁCH DO KHU DI TÍCH HỒ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH MỚI XUẤT BẢN

28 Tháng 06 Năm 2010 / 4255 lượt xem
Nguyễn Văn Dương
Phũng Sưu tầm - Kiểm kê - Tư liệu
 
Những năm gần đây, bên cạnh việc truyên truyền về đạo đức, phong cách lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các di tích, tài liệu và hiện vật cho đông đảo nhân dân trong n­­ước và bạn bè quốc tế mỗi khi đến thăm nơi ở và làm việc của Ngư­­ời, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch còn đẩy mạnh công tác nghiên cứu, s­ưu tầm và xuất bản những cuốn sách về cuộc đời sự nghiệp và t­ư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và thiết thực hư­ởng ứng giai đoạn hai Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã biên soạn và xuất bản kịp thời một số đầu sách sau:
 
1. Giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh / Bùi Kim Hồng, Đỗ Hoàng Linh, Phạm Hoàng Điệp,.- H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2010.- 355tr .- 20,5cm. Văn Thanh Mai
Cuốn sách gồm hai phần. Phần A: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phần B: Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nội dung tập hợp những bài viết có giá trị của các tác giả. Từ các bài viết mang nội dung: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: Đạo đức Hồ Chí Minh - nguồn sáng tư tưởng dẫn đường vào thiên niên kỷ mới; Chủ tịch Hồ Chí Minh tấm gương đạo đức chí công vô tư; Hồ Chí Minh - tấm gương đạo đức của một người cộng sản chân chính; Nguyễn Tất Thành - tuổi trẻ gian khó và sôi động; Nguyễn Ái Quốc - những năm tháng gian khó; Từ những vần thơ trong gông xiềng; Cuộc sống giản dị của Bác Hồ; Nghĩ tới Việt Nam, nhớ đến Bác Hồ; Đạo đức Hồ Chí Minh - hồi tưởng và suy ngẫm; Tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… đến các bài viết Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: Giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh; Đặc sắc văn hóa - phẩm cách cao quý của Lãnh tụ Hồ Chí Minh; Tìm hiểu khía cạnh văn hóa trong phê bình theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu Di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch với công tác giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính; Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau… tất cả đều khẳng định với người đọc về giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh: vừa kế thừa văn hóa truyền thống, vừa bao hàm tinh thần cách mạng mới để phù hợp với sự phát triển chung của dân tộc, đồng thời gắn với xu thế tất yếu của văn hóa nhân loại. Giá trị văn hoá của Hồ Chí Minh được thể hiện qua văn phong và tác phẩm, phong cách ứng xử, văn hóa giao tiếp của Người.
Cuốn sách cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu quý giá, góp phần tích cực vào việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của mỗi cá nhân; đồng thời, góp phần làm phong phú thêm kho tàng tư liệu viết về Người.
           
2. Biên niên sự kiện tóm tắt về cuộc về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh / Đỗ Hoàng Linh- biên soạn .- H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2009.- 535tr .- 20,5cm.
Với khoảng gần một vạn sự kiện được tác giả trình bày một cách vắn tắt những sự kiện chính yếu, dựa trên những tư liệu đã được sưu tầm, xác minh liệt kê theo trình tự thời gian diễn ra các sự việc, hoạt động, giao tiếp trong cuộc sống đời thường cũng như trong sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1890 đến 1969.Cuốn sách tập hợp các tác phẩm lý luận chính tr, văn hóa, văn nghệ, thư từ - điện văn, bài báo, bài phát biểu v.v. của Ngư­ời đã đ­ược công bố trong và ngoài nư­ớc; các văn kiện của Đảng và Nhà nước do Người trực tiếp soạn thảo hay ký công bố trên cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng; toàn bộ hoạt động của Ngư­ời khi­ tham dự các cuộc đại hội, hội nghị, mít tinh, liên hoan.v.v. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp cho bạn đọc nhiều bức ảnh tư liệu quý về chân dung Chủ tịch Hồ Chớ Minh qua từng giai đoạn hoạt động cách mạng.
Cuốn sách Biên niên sự kiện tóm tắt về cuộc về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị và ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuốn sách không chỉ liệt kê tóm tắt các sự kiện chính, mà thực sự là một cuốn sử chép lại tỉ mỉ, chính xác các sự kiện, diễn biến trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đầy đủ thông tin về niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh diễn ra v .v…Nhằm giúp cho bạn đọc nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế - một thiên tài trí tuệ, phong cách đạo đức mẫu mực, nhưng lại là con người giản dị, khiêm tốn, gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người.
 
3. Những câu chuyện thành bài học lịch sử / Đỗ Hoàng Linh biên soan, H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2009.- 296tr .- 20,5cm.
Cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc biên soạn, tuyển chọn những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức sáng ngời, trí tuệ, tài năng lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn tổng hợp, sắp xếp ngắn gọn thành hệ thống những sự kiện lịch sử chính trong cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh. Từ các câu chuyện như: Nguyễn Thất Thành tuổi trẻ gian khó và sôi động, Chuyện giữa rừng Pắc Pó, Tài ứng khẩu của Bác, Chuyến đi Côn Minh của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Pắc Pó đến Tân trào, Bác phê bình khẩu hiệu, Bác chọn và sửa lời bài quốc ca, Những ngày độc lập đầu tiên… đến Cây đa kiên trì, Đi thăm miếu Khổng tử, Một chuyến đi thăm, ba bài học, Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật, Câu chuyện Bác đi thăm rừng Cúc Phương… tất cả những câu chuyện trên, đều chứa đựng một lượng lớn thông tin tư liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, không những đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của đông đảo nhân dân mà còn đặc biệt gần gũi với trình độ, tâm lý của tuổi trẻ, phù hợp với nhận thức, lòng tin của thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên. Qua đó, khuyến khích thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của nước nhà, học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ.
 
4. Hồ Chí Minh - Lịch sử đã chứng minh chân lý của người- Đỗ Hoàng Linh - Phạm Hoàng Điệp.- H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2009.- 380tr.- 20,5cm.
Cuốn sách được chia làm ba phần chính. Phần một là những bài viết, hồi ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các tác giả và phóng viên quốc tế; Phần hai là những lời phát biểu được trích từ các tham luận tại Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài báo, tạp chí, thư, điện chia buồn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất qua đời; Phần ba là một số cảm tưởng của khách quốc tế khi đến thăm nơi ở và làm việc của Người trong Khu di tích Phủ Chủ tịch.
Nội dung cuốn sách cho thấy tình cảm yêu thương, sự kính trọng và khâm phục… của nhiều nhà lãnh đạo, các tác giả và phóng viên quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như Môhamét Lamari nói: “Hồ Chí Minh - người chiến sĩ dũng cảm đã giải phóng dân tộc mình khỏi một thế kỷ đô hộ thực dân, bằng sự lãnh đạo khôn khéo và quyết tâm vững chắc. Người là một trong những động lực đầu tiên của phong trào chống thực dân thời kỳ sau Đại chiến thế giới thứ hai ở châu Á và là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng nhiều nhất của các dân tộc ở thế kỷ XX…”. Và M.At-Mét nhận định: “Trong khi chiến đấu cả đời mình chống lại ách thống trị thực dân, Người vẫn là một nhà nhân văn chân chính trong tư tưởng và hành động… Hồ Chí Minh đã thành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hóa vào một nền văn hóa Việt Nam duy nhất. Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hóa khác nhau. Người đã hoàn thành được nhiệm vụ này, và trong việc làm và lời nói của Người, ta có thể nhìn thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ sĩ dân ca, những người đem lại nguồn cảm xúc cho nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam. Cuộc đời của Người mang ảnh hưởng của những giá trị và truyền thống dân tộc, có những đóng góp vào việc sáng tạo nên một nền văn hóa Việt Nam hiện đại”... Qua đó, cuốn sách giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn vềChủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người bạn lớn của nhân dân dân thế giới. Người là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là khát vọng độc lập, tự do của các dân tộc yêu chuộng hoà bình và công lý trên trái đất. Tên tuổi Người đó được cả nhân loại ngợi ca với sự ngưỡng mộ và tình cảm kính yêu chân thành nhất. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng cho loài người tiến bộ noi theo để hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ vĩnh hằng.
 
5. Hồ Chí Minh trong ký ức bạn bè quốc tế/ Đỗ Hoàng Linh, Phạm Hoàng Điệp.- H, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.- 206tr.-20,5.
Cuốn sách tập hợp một số tham luận tại Hội thảo quốc tế: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn; từ các sách báo, thư, điện chia buồn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời; từ những dòng cảm tưởng của các chính khách, bạn bè quốc tế đến thăm Khu Di tích Phủ Chủ tịch và một số tư liệu, báo chí nước ngoài, nhóm biên soạn đã chọn lọc những trích đoạn tiêu biểu có giá trị và ý nghĩa sâu sắc để đưa vào cuốn sách. Nội dung cuốn sách được chia làm ba phần. Phần I: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc; Phần II: Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa lớn; Phần III: Một số cảm tưởng của khách quốc tế khi đến thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
 Qua nội dung cuốn sách, người đọc thật sự xúc động trước những tình cảm chân thành, sự trân trọng của bạn bè quốc tế đối với Bác Hồ. Bằng những lời hay, ý đẹp nhất, các tác giả đã ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là khát vọng độc lập, tự do của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới. Người là nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà văn hóa đã kết hợp hài hòa văn hóa Việt Nam với tinh hoa văn hóa của nhân loại, một nhân cách lớn với những phẩm chất cao đẹp và bình dị.
 
 6. Văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh / ThS. Cao Hải Yến- biên soạn.- H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2010.- 256tr .- 20,5cm.
Nội dung cuốn sách gồm bốn phần: Phần I là cơ sở hình thành văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh. Trong phần này, tác giả nêu: khái niệm văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh, cơ sở hình thành văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh (trong đó có sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy tinh hoa trong văn hóa ứng xử của nhân loại): Phần II, tác giả phân tích tám nội dung cơ bản trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh là: nhất quán về mục tiêu, nguyên tắc ứng xử; đa dạng và linh hoạt trong ứng xử; tinh tế và uyên bác; ân cần, cởi mở và chu đáo; quyết tâm, kiên trì, bền bỉ và lạc quan; cảm hóa, khoan dung, độ lượng; khiêm nhường, nhã nhặn, lịch lãm và bình dị; tính nhân văn; Phần III là mục tiêu của việc xây dựng con người mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh trong việc xây dựng con người mới hiện nay; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích người tốt, việc tốt noi gương văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh; phát huy giá trị văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Phần IV là một số chuyện kể về văn hóa ứng xử và đạo đức Hồ Chí Minh như: Chuyện cây san hô; Phải biết tôn trọng lẫn nhau; Những người khách nhỏ của Bác; Đĩa cơm rang trứng; Bác Hồ đến thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội; Diễn giả được phép thay đổi chỗ; Bữa cơm trên đường công tác…
          Cuốn sách, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là văn hóa ứng xử là một trong những giá trị định hướng cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng “Đại chúng - Dân tộc - Hiện đại - Nhân văn”, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, việc nghiên cứu, kế thừa và phát huy những di sản văn hóa Hồ Chí Minh để có nhận thức đúng, từ đó vận dụng vào việc thực hiện công cuộc đổi mới hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, cần thiết cho mỗi người dân Việt Nam.
 
7. Giá trị di sản tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần xây dựng con người mới Việt Nam / Nguyễn Văn Dương - Sưu tầm, biên soạn.- H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2010.- 172tr .- 20,5cm.
Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết khoa học có giá trị của các giáo sư, tiến sĩ, cán bộ nghiên cứu… bàn về tầm quan trọng của việc giáo dục, bồi dưỡng con người mới về các mặt tri thức, đạo đức, lối sống, phong cách theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ về tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người mới bằng hình thức giáo dục, nâng cao dân trí là một quá trình đấu tranh rất sôi động và to lớn, chống lại sự lười biếng, cổ vũ tính sáng tạo, lao động cần cù, học tập không biết mệt mỏi… Chiến lược hình thành con người mới bằng hình thức phát triển giáo dục, nâng cao dân trí trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã đào tạo được hàng vạn những nhà khoa học hồng thắm, chuyên sâu, có đức, có tài. Một hệ thống các cấp học từ mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học đã đào tạo cho đất nước những con người có lý tưởng, có tri thức, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta. Nền giáo dục mới mang tính cách mạng, tính nhân văn, tính khoa học, vừa là kết quả, vừa là động lực của quá trình xây dựng con người mới ở nước ta. Con người mới Việt Nam hôm nay, ngoài những giá trị truyền thống, cần phải có sự phát triển nội sinh về khoa học và pháp luật. Nâng cao trình độ hiểu biết khoa học và pháp luật, con người mới mới đáp ứng được các nhu cầu mới.
 Cuốn sách thiết thực góp phần vào dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và hưởng ứng Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 
8. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề học tập / ThS. Vũ Kim Yến - Nguyễn Văn Dương.- H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2010.- 172tr .- 20,5cm.
Cuốn sách gồm bốn phần: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo; Các bài viết nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Các câu chuyện kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục - đào tạo; Biên niên những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành giáo dục - đào tạo (giai đoạn 1954-1969).
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới của Việt Nam. Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam, từ triết lý giáo dục phương Đông và nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở dó, cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong phú, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục. Tuy Chủ tịch Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như “kim chỉ nam” trong nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn thế, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”. Qua đó, nội dung cuốn sách khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những tài liệu tham khảo hết sức sinh động, thiết thực đối với học sinh, sinh viên và những người làm công tác giảng dạy nói riêng, ngành giáo dục hiện nay nói chung.
 
9. Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi / ThS. Vũ Kim Yến- biên soạn.- H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2010.- 285tr .- 20,5cm.
Cuốn sách gồm ba phần. Phần I: Nguyễn Tất Thành trên đường đến Sài Gòn; Phần II: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đề ra chủ trương, đường lối giải phóng miền Nam, trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam; Phần III: Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi: Cuốn sách tập hợp một số câu trích dẫn ngắn gọn, súc tích của Bác Hồ với miền Nam; những câu chuyện kể, những hồi ức xúc động của những ngư­ời con miền Namđã từng gặp Bác kể lại. Từ việc Bác gặp gỡ học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc, Bác tặng sâm cho một đồng chí miền Nam, Bác đến bệnh viện hữu nghị Việt Xô thăm chị Trần Thị Nhâm điều trị vết thương do đế quốc Mỹ tra tấn... khiến cho người đọc xúc động mạnh mẽ. Qua những câu chuyện đó, chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc tư tưởng và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho đồng bào miền Nam như câu nói nổi tiếng của Người“miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”.     
Với nguồn tư liệu phong phú và đa dạng, cuốn sách giúp cho chúng ta hiểu rõ về  tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào và chiến sĩ miền Nam cũng như tấm lòng của những người con miền Nam đối với Bác Hồ. Qua đó, cuốn sách đã cung cấp, bổ sung thêm cho kho tàng sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp độc giả có cái nhìn đầy đủ, hoàn hiện hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một bậc vĩ nhân của nhân loại, một hình ảnh luôn sống mãi trong mọi thời đại, một tấm g­ương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con ng­ười, “vị Cha già” yêu quý của cả dân tộc Việt Nam.
 

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 20,108,302

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)