slider

MỘT VÀI GIẢI PHÁP TRƯNG BÀY TẠI KHU DI TÍCH HỒ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH

15 Tháng 09 Năm 2011 / 1849 lượt xem
Th.S Nguyễn Anh Minh
Phòng Tuyên truyền – Giáo dục
Công tác tr­ưng bày đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát huy giá trị đối với mỗi bảo tàng và di tích nói chung, hay nói cách khác công tác phát huy tác dụng của bất kỳ di tích hay bảo tàng nào đều dựa trên cơ sở nội dung tr­ưng bày tài liệu hiện vật trong các di tích hay bảo tàng đó. ở các di tích bất động sản, mối quan hệ tr­ưng bày bảo tàng có lẽ ít phổ biến hơn vì di tích bất động sản cần đ­ược tồn tại nh­ư vốn có của nó trong lịch sử, nếu con   ngư­ời sắp xếp nó lại theo nhận thức chủ quan của mình, thì di tích đó có thể bị biến dạng hoặc không phản ánh đúng thực trạng khách quan vốn có của bản thân di tích đó. Thực tế, trong quá trình bảo tồn và phát huy tác dụng, rất nhiều di tích đã chịu sự tác động của các yếu tố nh­ư: môi trư­ờng tự nhiên, xã hội và đặc biệt là sự tác động từ nhận thức của những ng­ười làm công tác bảo tồn di tích, làm cho nhiều di tích bị xáo trộn và thay đổi nội thất, thậm chí còn bị xâm hại nghiêm trọng. Vì vậy, công tác tr­ưng bày ở di tích nói chung thực chất là việc bố trí, sắp xếp lại nội thất của di tích bất động sản, nhằm khôi phục hiện trạng nguyên gốc của di tích gắn với thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử. Việc bảo tồn tính nguyên gốc của các di tích là nguyên tắc số một của công tác tr­ưng bày tại di tích, có nghĩa rằng sự tr­ưng bày tại các di tích đạt tới sự chân thực nh­ư nguyên gốc sẽ phát huy hiệu quả tối ­ưu nhất đối với các di tích.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một di tích còn tương đối nguyên gốc, không gian cảnh quan, các di tích và tài liệu hiện vật tại đây về cơ bản vẫn được giữ gìn như những ngày cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho đến nay hầu hết các điểm di tích bất động sản tại Khu di tích đã và đang được phát huy tác dụng như SànNhà 54 (Nơi Bác Hồ ở từ năm 1954-1958), Nhà sàn nơi Bác Hồ ở từ năm 1958-1969), Nhà 67 nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dưỡng bệnh và qua đời. Hệ thống các di tích ngoài trời như vườn cây, ao cá, hệ thống các giàn hoa, hai chiếc xe ôtô đã phục vụ Bác lúc sinh thời….tất cả đã và đang đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong quá trình bảo tồn và phát huy tác dụng các di tích và tài liệu hiện vật tại Khu di tích Phủ Chủ tịch vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc quản lý các tài liệu hiện vật gốc vốn có tại di tích và trưng bày nội thất ở các di tích bất động sản như di tích nhà sàn, nhà 54, nhà 67. Thực tế nội dung trung bày ở các di tích này chưa phản ánh thực sự đầy đủ và chính xác so với thời điểm khi Bác Hồ qua đời. Qua lời kể của các nhân chứng lịch sử như : đồng chí Vũ Kỳ, Cù Văn Chước, Lê Hữu Lập…. cũng như căn cứ vào những bức ảnh tư liệu chụp ngày 16 /9/1969 của đồng chí Đinh Đăng Định, thì các tài liệu hiện vật trưng bày trong các di tích như hiện nay là chưa đầy đủ, chưa phản ánh đúng nguyên trạng và đảm bảo tính chân thật của lịch sử, nội thất vốn có của di tích bị rút bỏ đi quá nhiều, làm cho nội thất của di tích quá đơn điệu, đặc biệt là thiếu vắng khối tài liệu đồ giấy như sách báo.. cũng như một số hiện vật thể khối, điều đó làm cho khách tham quan hình dung quá đơn giản không khí làm việc và sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch. Bên cạnh đó nhiều tài liệu hiện vật trưng bày tại các di tích bất động sản phần lớn là những hiện vật được làm lại, nhưng nhiều tài liệu hiện vật chưa thực sự chính xác hoặc hiện vật đồng thời nhưng không phù hợp, gây sự thắc mắc cho khách tham quan, hạn chế sức thuyết phục, làm giảm chức năng nghiên cứu và giáo dục khoa học của Khu di tích. Thực tế công tác giáo dục khoa học hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào các tài liệu hiện vật trưng bày ở mỗi một di tích đó. Đối với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tài liệu hiện vật trưng bày tại các di tích bất động sản có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp khách tham quan hiểu hơn về những hoạt động và những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, cũng như cuộc sống đời thường vô cùng bình dị của Người. Mỗi một tài liệu hiện vật trưng bày tại Khu di tích đều ẩn chứa trong nó những thông điệp giúp khách tham quan nhận biết những giá trị về lịch sử văn hoá ( nhất là những hiện vật gốc) đây là những bằng chứng chân thực, sinh động tạo ra khả năng thuyết phục, cảm hoá đối với khách tham quan.
 Từ thực trạng trưng bày nội thất trong các di tích bất động sản tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, cũng như thực tiễn nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm bổ xung và chỉnh lý các tài liệu hiện vật trưng bày tại các di tích, nhằm phát huy hiệu quả các giá trị của Khu di tích:
1- Trước mắt cần phải tiến hành đánh giá lại toàn bộ hiện trạng tài liệu hiện vật vốn có sau ngày Bác qua đời và hiện vật đang trưng bày tại các di tích, trên cơ sở đó đề xuất hướng chỉnh lý và bổ xung tài liệu hiện vật tại các di tích bất động sản. Thực tế là hiện nay phần lớn tài liệu hiện vật gốc vốn có tại các di tích bất động sản trong Khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hiện đang đựơc Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ và bảo quản, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đối với việc nghiên cứu và tiến hành chỉnh lý và bổ sung tài liệu hiện vật cho nội dung trưng bày tai khu di tích. Theo thống kê số tài liệu hiện vật vốn có sau ngày Bác qua đời là 1650, số hiện vật đang trưng bày tại các điểm di tích hiện nay là795 và hơn 1/2 số hiện vật đang trưng bày tại di tích không phải là hiện vật gốc. Về mặt nguyên tắc, những hiện vật vốn thuộc sở hữu của di tích nào thì di tích đó quản lý và được phát huy giá trị, điều này có ý nghĩa là hiện vật sẽ được đặt trong chính môi trường và hoàn cảnh mà nó đã tồn tại. Như vậy, di tích bất động sản đó sẽ hấp dẫn hơn đối với khách tham quan và bản thân di tích sẽ mang tính thuyết phục hơn. Những hiện vật ( di tích động sản) được giữ nguyên trạng trong các di tích bất động sản như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan tiếp cận và tìm hiểu sâu về những giá trị của di tích bất động sản đó. Vì vậy, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng Cục Di sản văn hoá cần thống nhất quan điểm khoa học để đưa một số tài liệu hiện vật gốc vốn có tại các di tích ( hiện đang lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Hồ Chí Minh) để trưng bày tại các di tích bất động sản (nhất là những hiện vật gốc bằng chất liệu vô cơ ít chịu tác động bởi môi trường tự nhiên). Bên cạnh đó Khu di tích và Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp tiến hành làm lại khoa học chính xác các tài liệu hiện vật vốn có của di tích để chỉnh lý, bổ sung cho nội dung trưng bày tại các di tích bất động sản nhằm phát huy các giá trị của các tài liệu hiện vật một cách hiệu quả nhất.
2- Tiếp tục nghiên cứu chỉnh lý và bổ xung trưng bày tài liệu hiện vật tại các di tích bất động sản, làm phong phú thêm tài liệu hiện vật, mà cụ thể là tại di tích nhà 54 và di tích nhà sàn, nhằm trả lại tính chân thực nguyên gốc vốn có của nó. Thực tế có một số hiện vật làm lại nhưng chưa được chính xác hoặc vị trí trưng bày chưa đúng vị trí vốn có của nó. Vì vậy, cần phải chỉnh lý một số hiện vật như: Chuyển đổi vị trí của chiếc đồng hồ tầng dưới nhà sàn về nhà 67 và ngược lại, vì căn cứ vào những thước phim được ghi tại thời điểm Bác Hồ qua đời và căn cứ hình thức bên ngoài đồng hồ thì chiếc đồng hồ ghi lại thời khắc Bác mất tại di tích nhà 67 là hiện nay trưng bày tại nhà sàn. Cũng như sự cần thiết phải làm lại khoa học chính xác một số cuốn sách để thay thế những cuốn sách làm lại chỉ có bìa ngoài, trong là giấy trắng đang trưng bày tại nhà sàn, hay đôi đũa bằng ngà, khăn trãi bàn trưng bày tại phòng ăn tại nhà 54 cũng là những hiện vật làm lại nhưng chưa được chính xác, cần phải được chỉnh lý để tránh sự thắc mắc và hiểu lầm của khách tham quan. Bên cạnh sự chỉnh lý các tài liệu hiện vật cho hợp lý, khoa học, cần nghiên cứu và bổ sung tài liệu hiên vật đồ giấy như sách, báo, sổ ghi chép cặp đựng tài liệu tại trên bàn phòng làm việc nhà 54, trên bàn và giá sách phòng làm việc tại nhà sàn để tạo ra một không khí làm việc của Bác. Bên cạnh những hiện vật đồ giấy chúng ta cần phải bổ sung trưng bày các hiện vật thể khối tại các di tích như bổ sung trưng bày tại di tích nhà 54 tựơng bán thân cô gái Miền Nam, tổ hợp tượng dân quân Miền Nam, Quả địa cầu, máy điện thoại tại phòng làm việc; bổ sung đèn bàn, bộ đồ tập thể dục tại tầng dưới nhà sàn, bộ quàn áo đũi màu nâu tại phòng ngủ nhà sàn. Những hiện vật được bổ sung sẽ làm phong phú thêm nội dung trưng bày, khôi phục lại nội thất của các di tich bất động sản, giúp khách tham quan hiểu hơn về cuộc sống sinh hoạt đời thường của Bác Hồ.
3 - Nghiên cứu đưa ra trưng bày và giới thiệu một số tài liệu hiện vật  vốn đã từng tồn tại trong không gian và thời gian tại di tích ?.Thưc tế trong 15 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ chủ tịch Người đã viết nhiều tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn có tầm tư tưởng mang dấu ấn thời đại như : “đạo đức cách mạng” (1958); “Di chúc”(1965) “Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước”(1966); “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969)… Để khách tham quan có điều kiện tìm hiểu sâu về những tác phẩm đó, nên chăng chúng ta nghiên cứu và đưa ra trưng bày tại các di tích bất động sản nơi Người đã viết ra những tác phẩm đó như: trưng bày tác phẩm “Đạo đức cách mạng”tại bàn làm việc của Bác tại di tích nhà 54, trưng bày tác phẩm “lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước”và tác phẩm “Di chúc” trên bàn phòng làm việc tại nhà sàn, hay trưng bày tác phẩm : “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” tại di tích nhà 67. Hình thức trưng bày có thể là bút tích hoặc nhưng bản đánh máy của Bác ( có thể trưng bày cố định hoặc vào những năm chẵn của những Tác phẩm đó) điều đó sẽ hấp dẫn hơn đối với khách tham quan mà không vi phạm đến nguyên tắc trưng bày của bảo tàng, bởi vì những tài liệu và hiện vật này đã từng tồn tại trong không gian và thời gian gắn với sự kiện và nhân vật tại di tích đó. Thực ra trong quá trình tuyên truyền tại các di tích các cán bộ thuyết minh vẫn giới thiệu những tác phẩm nói trên, nhưng trên thực tế những tác phẩm đó không trưng bày tại di tích điều đó phần nào giảm tính thuyết phục đối với khách tham quan.
4 - Cần nghiên cứu để thay đổi nội dung trưng bày di tích nhà 67, hay nói cách khác là trưng bày lại như thời điểm Bác Hồ qua đời. Di tích nhà 67 là một di tích có vị trí quan trọng trong Khu di tích Phủ Chủ tịch, nơi chứng kiến giờ phút lâm chung của Bác và là nơi Bác Hồ trút hơi thở cuối cùng. Đây là điểm di tích để lại trong lòng khách tham quan những tình cảm, sự xúc động sâu sắc nhất. Di tích nhà 67, là ngôi nhà Bộ Chính trị quyết định làm cho Bác năm 1967 nhằm đảm bảo an toàn cho Bác khi có máy bay Mỹ bắn phá Hà Nội. Nhưng Bác Hồ không ở mà Người dùng làm nơi họp Bộ Chính trị, cho đến 17-8-1969, Bác mới chuyển đến ở hẳn ngôi nhà này và Bác qua đời tại đây ngày 2-9-1969. Vì vậy, từ năm 1967- 1969, ngôi nhà chứng kiến hai nội dung lịch sử: Thời điểm Từ 20-7-1967 đến 17-8/1969 là nơi Bác Hồ cùng Bộ Chính trị họp bàn đề ra đường lối để lãnh đạo đất nước và từ ngày 17-8-1969 đến 2-9-1969 là thời điểm Bác Hồ chữa bệnh vào những ngày cuối đời và trút hơi thở cuối cùng.
Từ ngày di tích nhà 67 được mở cửa phát huy tác dụng đến nay, nội dung trưng bày là Bác Hồ cùng Bộ Chính trị họp bàn đề ra đường lối để lãnh đạo đất nước, chứ không phải là nội dung trưng bày như hiện trạng khi Bác Hồ qua đời. Thực tế qua quá trình phát huy tác dung di tích này, đã nãy sinh những vấn đề bất cập gây thắc mắc cho khách tham quan như: đây có phải là chiếc giường nơi Bác mất không? nếu thuyết minh trả lợi là đúng thì có nghĩa là đánh lừa khách, mà trả lời là sai thì lại làm thất vọng cho khách tham quan. Đối với những khách tham quan di tích nhà 67 được xem thước phim tư liệu những giờ phút cuối cùng Bác, họ thường thắc mắc là nội dung trưng bày ở đây không đúng sự thật...Bên cạnh đó, quá trình hướng dẫn tại di tích nhà 67 phần lớn nội dung thuyết minh mà thuyết minh viên truyền đạt cho khách tham quan là nói về thời điểm Bác Hồ xuống dưỡng bệnh cũng như thời điểm Bác Hồ qua đời, nhưng thực tế nội dung trưng bày ở đây là không đúng như vậy, điều đó  làm hạn chế sức thuyết phục đối với khác tham quan. Vì vậy, cần nghiên cứu để thay đổi nội dung trưng bày di tích nhà 67, có nghĩa là trưng bày lại như nội thất di tích này như khi Chủ tịch Hồ Chí Minh chữa bệnh và qua đời 2-9-1969. Trưng bày nội thất của thời điểm này là tôn trọng sự thật lịch sử, bảo tồn tính nguyên gốc di tích và đáp ứng được mong muốn của khách tham quan. Tuy vậy để thay đổi nội dung trưng bày di tích nhà 67, Khu di tích cần phải tiếp tục nghiên cứu và tranh thủ các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý và các nhà khoa học để thống nhất quan điểm và đưa ra những giải pháp tối ưu nhấẳinhmf phát huy hiệu quả di tíc nhà 67.
5 - Nâng cấp và cải tạo hệ thống chiếu sáng trong trưng bày tại di tích, có thể khẳng định rằng hệ thống chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng trong công tác trưng bày và phát huy tác dụng tại các di tích bất động sản, nó giúp khách tham quan nhìn rõ các tài liệu hiện vật và tăng khả năng quan sát đối với tài liệu hiện vật. Thực tế hiện nay hệ thống chiếu sáng của Khu di tích đã và đang sử dụng đồng thời hai nguồn sáng, nguồn sáng gốc tức là nguồn sáng tồn tại vốn có tại di tích và nguồn sáng tăng cường, đây là nguồn sáng được bổ sung nhằm tăng khả năng quan sát của khách tham quan đối với các tài liệu hiện vật. Qua sự quan sát và cảm nhận thưc tế có thể thấy rằng hệ thống chiếu sáng trong trưng bày tại các di tích còn có những bất cập như độ sáng chưa đủ, ánh sáng không tập trung để làm rõ tài liệu hiện vật, điều đó làm giảm khả năng quan sát của khách tham quan, nhất là di tích nhà sàn và nhà 54. Hiện nay ánh sáng sử dụng chiếu sáng tài liệu hiện vât di tích nhà 54 đang sử dụng cùng một lúc hai nguồn sáng đó là đèn Nê ông và đèn cao áp mê tan. Đèn cao áp mê tan là loại đèn có độ sáng tốt, nhưng lại gây ra nhiệt cao, do vậy sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản tài liệu hiện vật. Một vấn đề nữa tại di tích nhà54 khách tham quan quan sát hiện vật bên trong di tích qua các cửa kính, điều này cũng hạn chế phần nào sự quan sát của khách tham quan vào những ngày ánh sáng bên ngoài tối thì khách tham quan sẽ quan sát rõ hơn và ngược lại vào những ngày ánh sáng bên ngoài cao hơn bên trong, khách tham quan rất khó quan sát tài liệu hiện vật bên trong di tích. vì vậy cần phải điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp với thời tiết và ánh sáng ngoài trời. Để đạt được điều đó cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng, sao cho ánh sáng đủ để có thể quan sát tốt hiện vật và không ảnh hưởng đến việc bảo quản tài liệu hiện vật. Đối với di tích nhà 54 và nhà xe   ô tô cần đầu tư hệ thống chiếu sáng cảm biến thông minh để có thể điều chỉnh độ sáng phù hợp với ánh sáng ngoài trời. Song song với việc đầu tư hệ thống chiếu sáng cảm biến cần phải thay thế hệ thống của kính hiện có bằng hệ thống của kính chống phản quang, để tăng khả năng quan sát và nhận biết tài liệu hiện vật trưng bày, góp phần phát huy những giá trị của các tài liệu hiện vật đó.
Có thể nói rằng chỉnh lý bổ sung, hay thay đổi trưng bày nội thất trong các di tích bất động sản tại Khu di tích Phủ chủ tịch nhằm tái hiện tính chân thực vốn có của nó có vai trò rất quan trọng. Sự bổ xung và chỉnh lý, hay trưng bày lại tài liệu biện vật sao cho vừa nâng cao nội dung trưng bày cung cấp thêm thông tin vừa đảm bảo khoa học vừa đảm bảo nguyên tắc bảo tồn học, giữ được yếu tố gốc là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, thận trọng của các nhà khoa học, bảo tàng hoặc các nhà nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn công tác phát huy giá trị ở Khu di tích, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Khi Đảng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi sự nghiên cứu làm rõ thêm các giá trị về tư tưởng, đạo đức và văn hoá thông qua các di sản vật thể và phi vật thể gắn liền với chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hiện vật đã và đang trưng bày tại các di tích là những bằng chứng trung thực và thuyết phục nhất đối với khách tham quan, giúp họ hiểu thêm về cuộc sống thường ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là những năm tháng Người ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch. Vì vậy vấn đề nghiên cứu và đề ra những giải pháp trưng bày để mở cửa phát huy thêm các di tích bất động sản tại khu di tích, hay chỉnh lý và bổ sung nội dung trưng bày làm phong phú thêm nội dung trưng bày cho hệ thống các di tích trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một sự cần thiết, góp phần vào quá trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn về cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt là những đóng góp của Người giai đoạn 1954-1969./.

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)