slider

Một vài ý kiến về những nội dung không chính xác trong bài viết“Khai trương Di tích nhà bếp và phòng trang thiết bị y tế phục vụ trong những ngày cuối đời của Bác Hồ”

29 Tháng 08 Năm 2011 / 1824 lượt xem
N.T.B
 
          Ngày 25-12-2009, nhân kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch (12/1954-12/2009), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh t¹i Phủ Chủ tịch, đã khai trương di tích bếp A là nơi nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 1955 đến tháng 7-1969. Đồng thời Khu Di tích cũng khai trương căn phòng trưng bày bổ sung 42 hiện vật cho Di tích H67 là những dụng cụ y tế đã dùng để khám chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày cuối đời.
Trong bài viết “Khai trương Di tích nhà bếp và phòng trang thiết bị y tế phục vụ trong những ngày cuối đời của Bác Hồ”, có một số nội dung thông tin không được chính xác, thiếu sự thẩm định kỹ.
        Chúng tôi xin có một số ý kiến và nói rõ thêm về những nội dung bài viết đã đề cập như sau:
1. Về nhan đề bài viết, tác giả có nêu: “Khai trương Di tích nhà bếp và phòng trang thiết bị y tế phục vụ trong những ngày cuối đời của Bác Hồ”. Về tên gọi Di tích nhà bếp A thì đúng. Còn phòng trang thiết bị y tế… là không đúng. Căn phòng này trước kia được thiết kế và xây dựng vào tháng 5-1958 để làm nơi nghỉ uống nước của Bộ Chính trị giữa các cuộc họp với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nhà Sàn. Về sau, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mệt nặng c¨n phßng mới dùng là nơi làm việc của hội đồng bác sĩ chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tại đây các bác sĩ đã hội chẩn bệnh cho Người. Theo các nhân chứng kể lại, ngoài căn phòng này, các bác sĩ còn họp bàn chữa bệnh và hội ý ở ngoài vườn, có khi để đảm bảo bí mật đã họp bàn ở dưới gốc cây doi hay gốc cây lan. Như vậy căn phòng này trước kia không phải là phòng trang thiết bị y tế như tác giả đã nêu, mà những dụng cụ y tế dùng để khám chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc Di tích nhà H67 và tên đúng của bài viết phải là: “Khai trương Di tích nhà bếp A và căn phòng trưng bày bổ sung 42 hiện vật cho Di tích H67, là dụng cụ y tế đã dùng để khám chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày cuối đời”.
2. Trang 80, tác giả nêu: “…Đây là hai Di tích quan trọng được khai trương…” cũng không chính xác. Căn phòng dùng để trưng bày 42 hiện vật không được gọi là một Di tích mà căn phòng đó chỉ nằm trong quần thể khu di tích mà thôi. Nếu là một Di tích thì ở đó phải diễn ra quá trình danh nhân có những hoạt động, suy nghĩ mang lại lợi ích cho Cách mạng, cho Tổ quốc, hoặc diễn ra các sinh hoạt đời thường như làm việc, ăn, ngủ, nghỉ ngơi của danh nhân, như các nhà Di tích: Di tích nhà Sàn, Di tích nhà 54 và Di tích nhà H67, Di tích nhà họp Bộ Chính trị… Thực tế căn phòng này trước kia là nơi nghỉ giải lao uống nước của Bộ Chính trị giữa các cuộc họp với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nhà Sàn. Về sau, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mệt nặng, c¨n phßng mới dùng là nơi làm việc của hội đồng bác sĩ chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây các bác sĩ đã hội chẩn bệnh cho Người. Như vậy căn phòng này chỉ liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứ không phải là trực tiếp nên không gọi là Di tích được.
3. Theo tác giả: Di tích nhà bếp A hiện nay trưng bày trên 700 hiện vật… là không chính xác: Ngày 30-9-2009, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã chuyển giao cho Khu di tích một số hiện vật gốc với tổng số hiện vật gồm 58 đầu hiện vật bằng 489 đơn vị hiện vật. Ngoài ra Khu Di tích Phủ Chủ tịch còn lưu giữ và bảo quản 25 hiện vật ở bếp A, đó là những chiếc tủ chụp lưỡi, tủ lạnh, bàn ép bột, bàn mặt đá, bếp điện và bếp lò đun than… Như vậy, với số hiện vật Khu Di tích đang bảo quản và trưng bày ở nhà bếp A, và số hiện vật mà Bảo tàng Hồ Chí Minh mới chuyển giao chỉ là 514 hiện vật chứ không phải là trên 700 hiện vật như tác giả đã nêu.
4. Ở trang 81 tác giả viết: “…Phòng trang thiết bị y tế... gồm 49 đầu hiện vật,..” con số này cũng không chính xác. Ngày 21-8-1995, Viện Quân y 108 đã chuyển giao cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch một số dụng cụ y tế đã dùng ®Ó chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người mệt nặng từ ngày 24-8-1969 đến ngày 2-9-1969. Tổng số hiện vật được chuyển giao là 42 hiên vật, trong đó có 8 hiện vật gốc, 7 hiện vật đồng thời và 27 hiện vật đồng loại. Trước khi được chuyển giao cho Khu Di tích, số hiện vật này đã được lưu giữ, bảo quản, trưng bày tại phòng truyền thống của Viện Quân y 108.
5. Theo tác giả Phan Thanh Bình: Phòng trưng bày trang thiết bị y tế…“ Nơi đây lưu giữ thời khắc đau thương nhất của cả dân tộc Việt Nam, khi Bác Hồ ra đi vào lúc 9h47 phút ngày 2-9-1969” là không đúng. Mà thời khắc lịch sử này được ghi lại ở Di tích nhà H67 là nơi Bác dưỡng bệnh và qua đời chứ không phải là c¨n phßng này. Mỗi một nhà Di tích có một nội dung và ý nghĩa lịch sử rất cụ thể nên khi đưa ra các bài viết không thể nhầm lẫn nhà nµy víi nhà kia được. Đặc biệt là những thông tin về nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có sức lan toả rất lớn. Nếu phản ánh đúng nội dung lịch sử của Di tích thì sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Còn nếu nói sai, không chính xác thì tác dụng sẽ ngược lại và gây sù nghi ngờ vÒ đúng, sai cho độc giả
6. Về những người phục vụ Bác, tác giả chỉ đề cập đến Ông Đặng Văn Lơ là người đã 9 năm cần mẫn phục vụ các bữa ăn của Bác…Theo đồng chí Vũ Kỳ, đồng chí Cù Văn Chước, Ông Lê Cần… cho biết: Nhà bếp phục vụ Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng có ông ĐinhVăn Cẩn, ông Đặng Văn Lơ, và ông Lê Cần (tức Lê Văn Nhương), với nhiệm vụ được phân công như sau:
Tổ trưởng là ông Đinh Văn Cẩn chịu trách nhiệm chung: Quản lý tổ chức, quản lý về kỹ thuật, quản lý về tài sản và mọi chi tiêu… đặc trách kỹ thuật nấu, ra thực đơn hàng ngày, ghi chép theo dõi sự ăn uống của Bác, quán xuyến chung các công việc từ việc sắp xếp công tác hàng ngày đến đôn đốc nhắc nhở thực hiện kiểm tra thanh toán hàng ngày và thanh toán hàng tháng. Ngoài ra còn hướng dẫn chuyên môn cho đồng chí Lơ, tổ chức động viên thi đua trong tổ.
Tổ viên là ông Đặng Văn Lơ: Làm các việc do đồng chí tổ trưởng phân công hàng ngày.Chịu trách nhiệm làm bữa sáng, tiếp phẩm, thủ kho, vệ sinh toàn bộ bếp từ dụng cụ đến nhà bếp, giặt là khăn ăn, khăn bàn, khăn lau, làm thay bếp chính trong ngày nghỉ và những hôm đồng chí đó đi cồng tác.
      Ông Lê Cần có nhiệm vụ bưng thức ăn sang nhà 54 và dọn mâm. Ngoài ra, ông còn làm nhiệm vụ đi mua các dụng cụ dùng để nấu bếp khi cần... Như vậy để nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ có một mình ông Đặng Văn Lơ như bài viết đã nêu, mà tổ nấu ăn có 3 người phục vụ Bác cho tới khi Người qua đời ngày 2-9-1969. Cho đến nay, những người phục vụ Bác năm xưa như ông Đinh Văn Cẩn, ông Lê Cần… tuy đã qua đời. Hiện chỉ còn ông Đặng Văn Lơ, nhưng việc làm, tinh thần, trách nhiệm và tấm lòng kính yêu Bác của các ông thì vẫn còn mãi mãi.
        Rất mong các tác giả khi muốn đưa ra một thông tin, hay một sự kiện nào thì cũng nên nghiên cứu, thẩm định kỹ, chính xác trước khi đưa ra công chúng, tránh sự nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện khác, số liệu thiếu chính xác, hoặc đưa ra thông tin sai lệch về thuật ngữ của chuyên môn.
 

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)