slider

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH TU SỬA, BẢO QUẢN HIỆN VẬT DI TÍCH BẾP A TẠI KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH

07 Tháng 09 Năm 2011 / 2367 lượt xem
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
                                                                      Phòng Bảo quản Di tích
 
Trong quần thể khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, di tích Bếp A là một trong các di tích bất động sản nơi gắn bó với cuộc sống đời thường của Chủ tịch , Ảnh phía ngoài nhà Di tích nhà bếp AHồ Chí Minh trong suốt 15 năm cuối cuộc đời Người, nơi nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm VănĐồng từ tháng 12/1954 đến tháng 7/1969. Đồng thời nơi đây còn phục vụ các buổi mời cơm thân mật khách trong nước và Quốc tế, phục vụ nước uống và các bữa ăn nhẹ cho các thành viên trong Bộ Chính trị khi tới làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch Hà Nội, tháng 12/2009, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch quyết định trưng bày, mở cửa phát huy tác dụng di tích Bếp A.
Trước khi đưa hiện vật ra trưng bày chúng tôi đã lập phương án tu sửa phục dựng vì hiện nay một số hiện vật bằng chất liệu kim loại gồm: Tủ lạnh, bếp gang đun than quả bàng, bếp điện đang có hiện tượng hư hỏng, rỉ theo thời gian, nay cần được tu sửa bảo quản để phục hồi hiện vật. Thực hiện công tác này chúng tôi đã phối hợp với Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt nam có bộ phận nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm về bảo quản hiện vật chất liệu kim loại.
Để đảm bảo bảo quản được hiện vật lâu dài, trước khi đưa hiện vật ra Bảo quản, chúng tôi đã thực hiện theo đúng quy trình nguyên tắc bảo tồn tiến hành các bước sau:
1. Báo cáo tình trạng hiện vật trước khi tu sửa, bảo quản:
Trước khi tiến hành bảo quản hiện vật chúng tôi đã xem xét tình trạng các hiện vật mức độ như thế nào để đưa ra phương pháp bảo quản và chụp ảnh hiện vật trước và sau khi bảo quản.
 
STT
Hiện vật
Số
lượng
Chất liệu chính
Kích thước ngoài
(Dài x rộng x cao)
Diện tích bề mặt
 xử lý (m2)
Tình trạng
1
Bếp lò
01
Gang, sắt, vật liệu chịu lửa, sơn
120cm x 85cm x 90cm
12.5
Cũ, gỉ, nhiều vùng gỉ nặng
2
Bếp điện
02
Sắt, hợp kim nhôm, vật liệu chịu lửa, sơn
100cm x 55cm x 80cm
15.5
Cũ, gỉ một số vùng, bộ phận, tróc sơn
3
Bếp lò than nhỏ
02
Sắt, vật liệu chịu lửa, sơn
40cm x Cao50cm
2.5
Cũ, nhiều vùng gỉ nặng
4
Tủ lạnh
02
Gang, sắt, thép, hợp kim nhôm sơn
140cm x 60cm x 60cm
20.5
- Cũ, gỉ một số vùng, bộ phận
- Lớp sơn bên ngoài bị bong, tróc; một số vùng bị rạn, nứt kèm gỉ đùn từ bên trong ra.
 
Qua thời gian do tác động của môi trường và đã qua thời gian dài sử dụng không chịư được nhiệt độ và môi trường xung quanh nên bị 0xy hoá, gãy và gỉ đùn từ bên trong ra đã làm hỏng các hiện vật như:
+ Bếp gang đun than quả bàng:
Mặt bếp nứt gỉ;
Bề mặt 3 lò nấu 3 vòng lửa bằng gang đều bị gãy nhiều mảnh;
Vật liệu chịu lửa nứt, vỡ.
+ Tủ lạnh Zul- MOCKBA:
Xung quanh chân phần đáy giá đỡ hầu như hỏng nhiều.
2. Lập phương án bảo quản:
- Bảo quản, tu sửa phục chế 07 hiện vật chất liệu kim loại;
- Gia công phục chế hệ thống chân giá đỡ của 02 hiện vật ( Tủ lạnh);
- Tu sửa phục chế 02 bếp than nhỏ.
3. Xây dựng quy trình bảo quản:
Phương pháp bảo quản cũng tiến hành các bước sau: :.
- Khảo sát tình trạng thực tế, chụp ảnh hiện vật, xác định các vùng cần sử lý, tác động bảo quản của hiện vật.
- Làm sạch toàn bộ hiện vật bằng cơ. Đây chỉ là bước đầu làm vệ sinh bên ngoài và đơn giản.
- Hoạt hoá bề mặt vùng kim loại gỉ bằng hoá chất.
- Sửa chữa phục chế các chi tiết của hiện vật.
- Làm sạch kỹ thuật bề mặt bảo quản.
- Biến tính bề mặt bảo quản bằng Taníc (3 lần biến tính)
- Tẩy rửa và trung hoà hoá chất dư trên bề mặt hiện vật vùng biến tính bằng hoá chất tương thích.
- Bả matít những vùng bề mặt cần sơn.
- Rửa cục bộ bằng dung môi (tránh tác động ẩm đến vùng vật liệu chịu lửa lân cận)Bếp điện nhãn hiệu: PHILCO- CANADA, sau khi được tu sửa bảo quản
- Sơn: Sơn chống rỉ (1 lớp)
Sơn nền 2 lớp
Sơn màu trang trí chi tiết
Sơn trong bền nhiệt đới (1 lớp)
Xử lý sáp khoáng vô cơ tạo lớp bảo vệ thứ 2.
Khi sơn tôn trọng các màu sắc cũ của hiện vật nằm bên trong các lớp sơn mới đè lên do tác động va chạm nhiều trong thời gian sử dụng trước đây đã phủ lên hiện vật.
- Xử lý độ bóng bề mặt hiện vật bằng phương pháp cơ học.
- Cắt dán và phun chữ, ký hiệu, phù hiệu trên hiện vật.
Các chi tiết phục dựng trên cơ sở tôn trọng các chi tiết cũ còn bảo lưu đảm bảo tính khoa học.
- Chụp ảnh hiện vật, các vùng đã xử lý, đã tác động bảo quản trên hiện vật sau quá trình bảo quản và tiến hành nghiệm thu.
Trên cơ sở xây dựng quy trình bảo quản đã được lập ra, chúng tôi tiến hành bảo quản và gia cố hiện vật.
Trong quá trình làm vệ sinh sạch bề mặt của các hiện vật, dần dần lộ ra xuất sứ của 01 bếp điện Nhãn hiệu: PHILCO- CANADA. Do thời gian sử dụng đun nấu trước đây nhiều đã bị gỉ và đã được sửa chữa, sơn đè lên để phục vụ cho thời gian đó. Những thanh sắt và nhiều chi tiết nhỏ đã được phục dựng lại.
Hiện trạng Di tích nhà bếp A sau khi được tu sửa bảo quản Để bảo quản và phục chế hiện vật đòi hỏi người làm công tác bảo quản phải có kỹ thuật chuyên môn cùng với phương tiện kỹ thuật phù hợp mới đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ của hiện vật. Bởi vì, có những hiện vật không còn nguyên vẹn bị gãy, sứt, hỏng các chi tiết.
Khoa học về bảo quản còn khá mới mẻ và đang trên đường phát triển. Nhờ vào các nghiên cứu thực nghiệm và các nguồn tư liệu đã có từ trước, sự hiểu biết về các chất liệu hiện vật và chất liệu sử dụng trong bảo quản ngày càng có hiệu quả hơn.
Trong điều kiện hiện tại chưa có đội ngũ bảo quản chuyên nghiệp để giải quyết những nhu câù cấp bách nên phối kết hợp và thuê các chuyên gia bên ngoài về bảo quản các chất liệu, thông qua đó các nhân viên bảo quản kho có thể học hỏi thêm kinh nghiệm.
Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ trạng thái nguyên gốc và kéo dài tuổi thọ của hiện vật cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu trưng bày để phục vụ giới thiệu đến khách tham quan với lượng hiện vật nhiều, nhiều chất liệu khác nhau do vậy cần duy trì điều kiện một môi trường kín và được bảo vệ sạch sẽ. Cần có hệ thống trang thiết bị bảo quản như điều hoà, máy khí khô và có sự lưu thông không khí trong nhà di tích. Để bảo tồn và phát huy tác dụng di tích có hiệu quả nên chăng lắp thêm kính vào các ô cửa và cửa ra vào để khách tham quan có thể đứng bên ngoài không cần phải tiếp cận hiện vật mà vẫn nhìn rõ hiện vật trưng bày để bảo vệ lượng bụi lớn theo khách vào trong nhà, giảm thiểu tối đa sự hư hại tới hiện vật. Mức độ hư hại của hiện vật sẽ phụ thuộc phần lớn vào điều kiện bảo quản.         

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)