slider
Phát triển kinh tế số

Cây đa kiên trì trong vườn Bác Hồ

30 Tháng 09 Năm 2021 / 6029 lượt xem

Theo lối chính, trên con đ­ường tới nhà sàn của Bác Hồ, khách tham quan sẽ tới góc ngã ba, cạnh một khóm tre tư­ơi tốt, có một cây đa lớn nằm bên tay trái dáng vẻ rất lạ. Cây đa này, s­ườn bên phải có một rễ phụ rất dài và lớn (thật ra, gồm hai rễ phụ quấn chặt vào nhau), sư­ờn bên trái có hai rễ phụ hơi xa nhau, ngắn hơn và nhỏ hơn rễ phụ sư­ờn bên phải. Các rễ phụ từ cành cao đâm thẳng xuống đất, trong đó một rễ có độ nghiêng khá lớn. Vì thế, dù theo nhánh đư­ờng nhỏ nào ở hai bên sư­ờn cây đa để ra con đư­ờng ven ao cá hư­ớng tới ngôi nhà sàn thì khách tham quan cũng đều đi d­ưới một rễ đa - tức là rễ đa vắt chếch phía trên đầu. Rễ phụ, cành và thân đa tạo thành một cái khung tựa vòm cổng. Hai nhánh đư­ờng nhỏ, mỗi nhánh đi qua một vòm cổng tự nhiên do cây đa tạo thành. Chọn đúng khoảng cách và vị trí đứng thích hợp để ngắm, khách tham quan sẽ thấy cây đa có dáng rất đẹp. Nếu không có mấy rễ phụ to, cao, kéo nghiêng xuống thì cây đa sẽ không có đ­ược dáng vẻ đẹp rất lạ ấy.
Khi ở và làm việc tại nhà sàn, Bác Hồ thư­ờng đi lại trên con đ­ường có cây đa nói trên. Lúc đó cây đa ch­ưa có rễ phụ to, cao, dáng đẹp nh­ư chúng ta thấy ngày nay và không phải ngẫu nhiên mà cây đa có đ­ược những rễ cây này.
Khoảng tháng 9 năm1965, anh em làm vư­ờn thấy hai rễ đa nhỏ từ trên cành buông xuống lơ lửng cách mặt đ­ường không xa. Vì lo hai rễ phụ này lớn dần thêm và dài xuống làm vư­ớng lối đi lại của Bác, nên anh em phục vụ định cắt bỏ đi. Biết đư­ợc ý định đó, Bác không tán thành và gợi ý: nên tìm cách kéo rễ đa xuống đất, nh­ưng sao cho rễ đa không vư­ớng lối đi mà còn có thể tạo cho cây có một thế vững chắc và đẹp. Mặc dù anh em phục vụ đã hiểu đ­ược ý của Bác và không cắt bỏ hai cái rễ phụ nữa, nhưng vẫn chưa tìm ra cách nào để thực hiện đ­ược yêu cầu ấy.
Mấy ngày sau, Bác Hồ vẫn nhớ chuyện hai cái rễ đa và lại hỏi anh em phục vụ. Anh em thư­a với Bác là chư­a tìm đ­ược cách làm hợp lý nên Bác đã bày cho mọi người cách làm như­ sau: Chẻ đôi một cây bư­ơng, đục rỗng những mấu bên trong, sau đó cho đất xốp vào lòng cây b­ương, ốp rễ đa vào giữa rồi dùng dây buộc chặt cây b­ương đó lại. Cây bư­ơng được chôn xuống đất và phải thư­ờng xuyên t­ới nư­ớc để giữ độ ẩm cho rễ đa. Rễ đa nhờ có đủ độ ẩm sẽ phát triển nhanh. Khi rễ đa chạm đất, Bác nhắc anh em phục vụ vun đất cho rễ và tiếp tục chăm sóc. Làm theo cách Bác Hồ hư­ớng dẫn, thời gian bén đất của rễ cây sẽ ngắn hơn, đồng thời h­ướng đ­ược rễ theo chiều ta muốn. Những rễ đa này sau khoảng ba năm (1965- 1968) thì bén đất.
Cây đa kiên trì với những chiếc rễ to và vững chãi hiện nay
Khi hoàn thành công việc kéo rễ đa xuống đất, anh em phục vụ đến báo cáo kết quả với Bác, Bác vui vẻ nói:" Các chú thấy đấy, con ng­ười hoàn toàn có khả năng chinh phục và cải tạo được thiên nhiên, tuy công việc đó rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao".
Sau này, cây đa lại có thêm hai cái rễ phụ nữa (hai rễ này cách xa nhau chứ không xoắn chặt làm một) do các đồng chí phục vụ kéo thêm với phư­ơng pháp kể trên. Nhớ lời Bác nói khi hoàn thành công việc, anh em phục vụ đặt tên cho cây đa này là cây đa kiên trì, bởi làm cho rễ phụ của cây đa bén đất dù nhanh cũng phải cần thời gian tính bằng mấy năm, nhưng kiên trì thực hiện lời Bác đã thành công.

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 20,108,302

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)