Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng mối quan hệ Việt - Trung
27 Tháng 05 Năm 2015 / 20098 lượt xem
Th.s Phan Thị Hoài
Phòng TT-GD
Phòng TT-GD
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, phấn đấu không mệt mỏi vì hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới, dày công vun đắp và phát triển tình hữu nghị giữa hai Đảng, nhân dân hai nước Việt-Trung. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tới nhiều nơi, kết giao với nhiều bạn bè trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là nơi Người đến nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, kết giao nhiều bạn bè nhất, cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất.
Đi nhiều nơi, làm nhiều việc, hiểu biết được nhiều điều và từ khi đến Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rằng Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Trung Quốc không chỉ là nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông", nhân dân hai nước đều chịu cảnh bị thực dân đô hộ và áp bức, do đó có cùng mục tiêu, con đường và lý tưởng đấu tranh. Người luôn khai thác, phát huy các điểm tương đồng, những lợi ích chung trong quan hệ hai Đảng và nhân dân hai nước. Trong đó lợi ích cốt lõi là nhân dân có cuộc sống hạnh phúc và trong một môi trường hòa bình, hữu nghị. Người cho rằng: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, quan hệ mật thiết với nhau đã bao thế kỷ. Lẽ tất nhiên, quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam cũng đặc biệt gắn bó”. Chủ tịch Hô Chí Minh luôn quan tâm vun đắp, xây dựng cho tình hữu nghị Việt - Trung. Nhận thức đó thể hiện trong những ngày hoạt động ở Trung Quốc.
Năm 1924, trong hành trình trở về phương Đông, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô lần đầu tiên tới Trung Quốc. Người làm phiên dịch viên trong phái bộ cố vấn Liên Xô Borodin bên cạnh Chính phủ Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu, là người bận rộn nhất trong dinh cố vấn Liên Xô, Hồ Chí Minh đã tham gia dịch tài liệu nội bộ và “tuyên truyền đối ngoại”, viết bài về phong trào công, nông đang phát triển mạnh ở Trung Quốc. Người đã cùng giai cấp công nhân Trung Quốc kề vai chiến đấu. Khi hàng chục nghìn công nhân Quảng Châu tổ chức bãi công chống lại chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Khi đó Người đã chủ động đến nơi các công nhân đang tập trung để diễn thuyết, giảng giải bằng cả tiếng phổ thông lẫn tiếng Quảng Đông nhằm cổ vũ và khích lệ những người công nhân kiên cường đấu tranh giành thắng lợi. Ngoài ra, Người còn dành nhiều thời gian và công sức tìm cách liên lạc với những người cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu để tuyên truyền tổ chức xây dựng Đảng Cộng sản, tổ chức tiên tiến của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luôn quan tâm vun đắp, xây dựng cho tình hữu nghị Việt – Trung, không chỉ viết báo tuyên truyền, kêu gọi nhân dân Việt Nam ủng hộ cách mạng Trung Quốc, Người còn tham gia hoạt động trong phong trào cách mạng Trung Quốc. Cuối năm 1938, lấy bí danh là Hồ Quang, với tư cách là quân nhân của Bát Lộ quân Người đã cùng với Diệp Kiếm Anh rời Diên An xuống Quế Lâm trong điều kiện cuộc chiến tranh Trung Nhật đang mở rộng và nhân dân Trung Quốc đã giành được thắng lợi đầu tiên trong trận Bình-hình-quan. Tham gia Bát lộ quân vừa có nhiều đóng góp cho cách mạng Trung Quốc, vừa làm tăng thêm sự hiểu biết và nhận thức của Người đối với cách mạng Trung Quốc và cũng làm giàu thêm kinh nghiệm đấu tranh của Người. Đặc biệt, Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian này còn tham gia công tác của một chi bộ Đảng Cộng sản ở Quế Lâm, làm Phó Chủ nhiệm của tờ báo “Cứu vong Nhật báo” đồng thời đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có thể nói, trong tất cả những thời khắc mang tính then chốt của cuộc đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đều ở bên cạnh Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do vậy, có thể khẳng định, Hồ Chí Minh có một tình cảm vô cùng sâu sắc với Đảng Cộng sản, cách mạng và nhân dân Trung Quốc, đồng thời cũng đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc, cùng với các vị lãnh đạo tiền bối của cách mạng Trung Hoa xây đắp nên tình hữu nghị Việt- Trung mới về chất, phù hợp với xu thế thời đại trên cơ sở kế thừa truyền thống hữu nghị lâu đời của hai dân tộc Việt -Trung và tư tưởng đoàn kết quốc tế của Người. Người cho rằng:
Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em
Tuyên truyền, kêu gọi nhân dân Việt Nam ủng hộ cách mạng Trung Quốc từ thời công xã Quảng Châu đặc biệt là từ khi phát xít Nhật xâm lược Trung Hoa, dưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc, Hồ Chí Minh viết bài "Người Nhật Bản muốn khai hoá Trung Quốc như thế nào?”, tố cáo những tội ác dã man mà phát-xít Nhật đã gây ra đối với nhân dân Trung Quốc và khẳng định đanh thép: “Bọn phát-xít dã man tưởng rằng chúng có thể dùng khủng bố để làm bại hoại tinh thần của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Nhưng chưa bao giờ nhân dân và quân đội Trung Quốc lại đoàn kết và kiên quyết như ngày nay để đánh tan giặc ngoại xâm! Những sự tàn bạo của bọn Nhật sẽ được đáp lại một cách đích đáng bằng chủ nghĩa anh hùng vô song của những người Trung Hoa đang chiến đấu cho nền độc lập và sinh mệnh của mình”. Tháng 5-1940, Hồ Chí Minh quyết định cho rải truyền đơn dọc tuyến đường sắt từ Côn Minh đến biên giới Việt – Trung, vạch trần tội ác của giặc Pháp, giặc Nhật và kêu gọi quần chúng ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật. Hồ Chí Minh đồng thời cũng nhận thấy rằng, cùng chung kẻ thù là phát-xít Nhật, nếu cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thì sức mạnh của mỗi dân tộc chống kẻ thù chung sẽ được tăng lên đáng kể.
Đồng thời, sự ủng hộ của người Việt Nam với cách mạng Trung Quốc được Người tuyên truyền rộng rãi trên báo chí Trung Quốc. Trong bài viết "Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của Trung Quốc” đăng trên Cứu vong nhật báo (12-1940), dưới hình thức đưa tin nhân dân Việt Nam chi viện mọi mặt cuộc kháng chiến của Trung Quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại đa số nhân dân Việt Nam đều hết sức đồng tình với cuộc kháng chiến của Trung Quốc” và đưa ra một lời kêu gọi, một sự khẳng định – sau này trở thành phương châm mang tính nguyên tắc cho quan hệ Việt – Trung: “Trung - Việt, khác nào môi với răng. Nhớ rằng môi hở thì răng buốt”. Với ý tưởng “Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Hồ Chí Minh phân tích: Ủng hộ Trung Quốc tức là tự giúp đỡ mình, vì một khi Nhật đã thắng được nhân dân Trung Quốc thì chúng sẽ mở rộng sự xâm lược tới các nước châu Á khác, mà “vận mệnh các dân tộc châu Á quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc Việt Nam”. Người không ngừng cổ vũ, kêu gọi giúp đỡ “sự nghiệp kháng Nhật của người Trung Hoa” và chính sự nghiệp kháng Nhật đó giành được thắng lợi đã góp phần kiềm chế quân đội Nhật để cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ ở Việt Nam. Tham gia hoạt động trong phong trào cách mạng Trung Quốc. Tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc để tiến hành cách mạng Việt Nam, xây đắp tình hữu nghị Việt - Trung, coi quan hệ với Trung Quốc là:
Đi nhiều nơi, làm nhiều việc, hiểu biết được nhiều điều và từ khi đến Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rằng Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Trung Quốc không chỉ là nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông", nhân dân hai nước đều chịu cảnh bị thực dân đô hộ và áp bức, do đó có cùng mục tiêu, con đường và lý tưởng đấu tranh. Người luôn khai thác, phát huy các điểm tương đồng, những lợi ích chung trong quan hệ hai Đảng và nhân dân hai nước. Trong đó lợi ích cốt lõi là nhân dân có cuộc sống hạnh phúc và trong một môi trường hòa bình, hữu nghị. Người cho rằng: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, quan hệ mật thiết với nhau đã bao thế kỷ. Lẽ tất nhiên, quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam cũng đặc biệt gắn bó”. Chủ tịch Hô Chí Minh luôn quan tâm vun đắp, xây dựng cho tình hữu nghị Việt - Trung. Nhận thức đó thể hiện trong những ngày hoạt động ở Trung Quốc.
Năm 1924, trong hành trình trở về phương Đông, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô lần đầu tiên tới Trung Quốc. Người làm phiên dịch viên trong phái bộ cố vấn Liên Xô Borodin bên cạnh Chính phủ Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu, là người bận rộn nhất trong dinh cố vấn Liên Xô, Hồ Chí Minh đã tham gia dịch tài liệu nội bộ và “tuyên truyền đối ngoại”, viết bài về phong trào công, nông đang phát triển mạnh ở Trung Quốc. Người đã cùng giai cấp công nhân Trung Quốc kề vai chiến đấu. Khi hàng chục nghìn công nhân Quảng Châu tổ chức bãi công chống lại chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Khi đó Người đã chủ động đến nơi các công nhân đang tập trung để diễn thuyết, giảng giải bằng cả tiếng phổ thông lẫn tiếng Quảng Đông nhằm cổ vũ và khích lệ những người công nhân kiên cường đấu tranh giành thắng lợi. Ngoài ra, Người còn dành nhiều thời gian và công sức tìm cách liên lạc với những người cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu để tuyên truyền tổ chức xây dựng Đảng Cộng sản, tổ chức tiên tiến của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luôn quan tâm vun đắp, xây dựng cho tình hữu nghị Việt – Trung, không chỉ viết báo tuyên truyền, kêu gọi nhân dân Việt Nam ủng hộ cách mạng Trung Quốc, Người còn tham gia hoạt động trong phong trào cách mạng Trung Quốc. Cuối năm 1938, lấy bí danh là Hồ Quang, với tư cách là quân nhân của Bát Lộ quân Người đã cùng với Diệp Kiếm Anh rời Diên An xuống Quế Lâm trong điều kiện cuộc chiến tranh Trung Nhật đang mở rộng và nhân dân Trung Quốc đã giành được thắng lợi đầu tiên trong trận Bình-hình-quan. Tham gia Bát lộ quân vừa có nhiều đóng góp cho cách mạng Trung Quốc, vừa làm tăng thêm sự hiểu biết và nhận thức của Người đối với cách mạng Trung Quốc và cũng làm giàu thêm kinh nghiệm đấu tranh của Người. Đặc biệt, Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian này còn tham gia công tác của một chi bộ Đảng Cộng sản ở Quế Lâm, làm Phó Chủ nhiệm của tờ báo “Cứu vong Nhật báo” đồng thời đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có thể nói, trong tất cả những thời khắc mang tính then chốt của cuộc đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh đều ở bên cạnh Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do vậy, có thể khẳng định, Hồ Chí Minh có một tình cảm vô cùng sâu sắc với Đảng Cộng sản, cách mạng và nhân dân Trung Quốc, đồng thời cũng đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc, cùng với các vị lãnh đạo tiền bối của cách mạng Trung Hoa xây đắp nên tình hữu nghị Việt- Trung mới về chất, phù hợp với xu thế thời đại trên cơ sở kế thừa truyền thống hữu nghị lâu đời của hai dân tộc Việt -Trung và tư tưởng đoàn kết quốc tế của Người. Người cho rằng:
Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em
Tuyên truyền, kêu gọi nhân dân Việt Nam ủng hộ cách mạng Trung Quốc từ thời công xã Quảng Châu đặc biệt là từ khi phát xít Nhật xâm lược Trung Hoa, dưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc, Hồ Chí Minh viết bài "Người Nhật Bản muốn khai hoá Trung Quốc như thế nào?”, tố cáo những tội ác dã man mà phát-xít Nhật đã gây ra đối với nhân dân Trung Quốc và khẳng định đanh thép: “Bọn phát-xít dã man tưởng rằng chúng có thể dùng khủng bố để làm bại hoại tinh thần của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Nhưng chưa bao giờ nhân dân và quân đội Trung Quốc lại đoàn kết và kiên quyết như ngày nay để đánh tan giặc ngoại xâm! Những sự tàn bạo của bọn Nhật sẽ được đáp lại một cách đích đáng bằng chủ nghĩa anh hùng vô song của những người Trung Hoa đang chiến đấu cho nền độc lập và sinh mệnh của mình”. Tháng 5-1940, Hồ Chí Minh quyết định cho rải truyền đơn dọc tuyến đường sắt từ Côn Minh đến biên giới Việt – Trung, vạch trần tội ác của giặc Pháp, giặc Nhật và kêu gọi quần chúng ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật. Hồ Chí Minh đồng thời cũng nhận thấy rằng, cùng chung kẻ thù là phát-xít Nhật, nếu cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thì sức mạnh của mỗi dân tộc chống kẻ thù chung sẽ được tăng lên đáng kể.
Đồng thời, sự ủng hộ của người Việt Nam với cách mạng Trung Quốc được Người tuyên truyền rộng rãi trên báo chí Trung Quốc. Trong bài viết "Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của Trung Quốc” đăng trên Cứu vong nhật báo (12-1940), dưới hình thức đưa tin nhân dân Việt Nam chi viện mọi mặt cuộc kháng chiến của Trung Quốc, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại đa số nhân dân Việt Nam đều hết sức đồng tình với cuộc kháng chiến của Trung Quốc” và đưa ra một lời kêu gọi, một sự khẳng định – sau này trở thành phương châm mang tính nguyên tắc cho quan hệ Việt – Trung: “Trung - Việt, khác nào môi với răng. Nhớ rằng môi hở thì răng buốt”. Với ý tưởng “Cứu Trung Quốc là tự cứu mình” Hồ Chí Minh phân tích: Ủng hộ Trung Quốc tức là tự giúp đỡ mình, vì một khi Nhật đã thắng được nhân dân Trung Quốc thì chúng sẽ mở rộng sự xâm lược tới các nước châu Á khác, mà “vận mệnh các dân tộc châu Á quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc Việt Nam”. Người không ngừng cổ vũ, kêu gọi giúp đỡ “sự nghiệp kháng Nhật của người Trung Hoa” và chính sự nghiệp kháng Nhật đó giành được thắng lợi đã góp phần kiềm chế quân đội Nhật để cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ ở Việt Nam. Tham gia hoạt động trong phong trào cách mạng Trung Quốc. Tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc để tiến hành cách mạng Việt Nam, xây đắp tình hữu nghị Việt - Trung, coi quan hệ với Trung Quốc là:
Mối tình hữu nghị Việt - Hoa;
Vừa là đồng chí vừa là anh em
Vừa là đồng chí vừa là anh em
Thực tế cho thấy, Trung Quốc là con đường chính để ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và lý luận Mác - Lênin thông qua đó truyền đến Việt Nam. Hội “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí” (1925). Hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản Việt Nam thành một đảng Mác - Lênin (1930). Đại hội lân thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương (1935) đều tổ chức ở Trung Quốc và được Đảng cộng sản Trung Quốc hết lòng giúp đỡ. Trong cuộc nội chiến 1946 – 1949, mặc dù phải chống lại quân đội Tưởng Giới Thạch nhưng Trung Quốc vẫn hêt lòng ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Song khi cách mạng Trung Quốc gặp khó khăn và cần sự trợ giúp, Việt Nam luôn sẵn sàng. Tháng 3 năm 1946, Hồ Chí Minh đã đồng ý nhận trung đoàn 1 thuộc lực lượng chủ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc tỉnh Quảng Đông vào Việt Nam trú tại Bắc Giang để tránh các cuộc tấn công của quân Quốc Dân đảng. Những năm 1948-1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị được giúp đỡ về vật chất và lực lượng ở sát biên giới Việt Nam, Hồ Chí Minh lập tức chỉ thị đáp ứng mọi yêu cầu, mặc dù lúc đó Việt Nam còn rất nghèo và thiếu thốn mọi bề. Cảm kính trước tấm lòng của Hồ Chí Minh, của người Việt Nam, ngày 5-1-1950, trong buổi tiếp đại diện Đảng và Chính phủ Việt Nam, Chu Ân Lai phát biểu: "Trong lúc Việt Nam vừa nghèo, vừa phải gian khổ kháng chiến, lẽ ra phải được Trung Quốc giúp đỡ, thế mà các đồng chí đã hết lòng giúp đỡ Trung Quốc". Theo Hồ Chí Minh mối quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam thật là:
Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình
Tinh thân hữu nghị quang vinh muôn đời
Tinh thân hữu nghị quang vinh muôn đời
Sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang thăm, nghỉ dưỡng, tiếp xúc và tăng cường tình cảm gắn bó sâu đậm với nhân dân Trung Quốc. 15 năm sống và làm việc tại Phủ chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều tình cảm của mình để đắp xây cho mối tình keo sơn ấy. Tình cảm đó được minh chứng bằng những việc làm cụ thể của Người. Trên cương vị cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam Bác đã đến thăm Trung Quốc hơn 30 lần. Tại nơi Người ở và làm việc, Bác đã tiếp hơn 100 đoàn khách Trung Quốc, gửi 50 bức điện thư thăm hỏi và có hơn 100 bài nói, bài viết về đất nước và con người Trung Quốc. Và cũng từ nơi này, Người đã ký gần 600 sắc lệnh ghi nhận những đóng góp của các đồng chí Trung Quốc đối với Việt Nam. Không chỉ giữ mối quan hệ mật thiết với các đồng chí lãnh đạo của Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn luôn quan tâm tới những người dân Trung Quốc, những người từng giúp đỡ cán bộ Việt Nam khi cách mạng còn trứng nước đặc biệt là những người dân ở khu vực biên giới Quảng Tây. Mỗi khi chuẩn bị đón xuân mới, Hồ Chí Minh đều đích thân viết những tấm thiếp chúc mừng năm mới gửi tặng nhân dân Trung Quốc, thường xuyên mời các đại biểu nhân dân ở khu vực biên giới sang thăm, dự Lễ Quốc khánh của Việt Nam, đồng thời tổ chức gặp gỡ, đón tiếp cũng như nói chuyện rất nồng hậu và thân thiết. Đây chính là bằng chứng và biểu hiện của mối tình sâu đậm, hữu nghị giữa Hồ Chí Minh với nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra, sau này khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện chính sách cử cố vấn sang giúp cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tổ chức đón tiếp và chăm sóc rất tốt đối với các đồng chí cố vấn. Hồ Chí Minh thường xuyên đích thân viết thư và làm thơ để tặng các đồng chí trong đoàn cố vấn. Tất cả những điều này cho thấy Hồ Chí Minh có một tình cảm vô cùng hữu nghị
Đáp lại, nhân dân Trung Quốc cũng có tình cảm vô cùng sâu đậm với Hồ Chí Minh. Trong thời gian tiến hành các hoạt động cách mạng tại Quảng Châu, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giúp đỡ Hồ Chí Minh rất nhiều việc như chọn địa điểm để mở lớp bồi dưỡng lý luận, lo ăn, lo mặc cho các học viên cũng như chăm sóc cuộc sống cho chính bản thân Hồ Chí Minh. Đặc biệt, phu nhân của Thủ tướng Chu Ân Lai từng đích thân đan áo len tặng Hồ Chí Minh. Nhân dân Trung Quốc từng quan tâm và giúp đỡ Hồ Chí Minh rất chu đáo như cử người dẫn đường, phiên dịch và chăm sóc khi đau ốm…
45 năm đã trôi qua kể từ Ngày Bác đi xa nhưng tình cảm sâu đậm của nhân dân Trung Quốc dành cho người tưởng chừng như không bao giờ phai nhạt. GS. Văn Trang năm nay 88 tuổi, nguyên là Trưởng Ban phiên dịch Đoàn cố vấn Trung Quốc, cán bộ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, ông đã từng tâm sự rằng: “Thông thường, cùng với thời gian, trí nhớ của con người với quá khứ nhạt dần, nhưng những ký ức của tôi về Bác Hồ lại không phải vậy. Thời gian càng lâu, tôi càng cảm thấy như Bác Hồ vẫn đang ở bên cạnh chúng ta. Tôi vẫn được gặp lại Bác, trông thấy ánh mắt nụ cười của Bác….”. Và điều đó đã thôi thúc GS. Văn Trang cho ra đời cuốn sách “Hồ Chí Minh trong sâu thẳm ký ức”. GS. Văn Trang chia sẻ: “Cuốn sách này, có thể tôi viết chưa được hay, nhưng tôi viết với tất cả tấm lòng và nỗi nhớ của tôi về Bác”.
GS. Cốc Nguyên Dương, 75 tuổi, chuyên gia hàng đầu Trung Quốc nghiên cứu về Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Khoa học - Xã hội Trung Quốc kể lại, năm 1956, khi thi vào khoa Ngôn ngữ Phương Đông của Đại học Bắc Kinh, ông đã chọn học tiếng Việt Nam bởi một lý do rất đơn giản: “Vì Việt Nam có Chủ tịch Hồ Chí Minh!”.
Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, hầu như 100% khách du lịch Trung Quốc khi đến Hà Nội đều vào thăm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể từ năm 1970 đến nay đã có gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan trong đó 1/3 là khách Trung Quốc. Và đặc biệt, tất cả các vị nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách cấp cao của Trung Quốc sang thăm, làm việc tại Việt Nam dù bận rộn đến mấy họ vẫn dành thời gian đến thăm nơi ở và làm việc của Người, lưu lại nơi đây hàng trăm trang cảm tưởng chân thành và xúc động. Tháng 12 năm 1992 Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa-Lý Bằng vào thăm Di tích đã viết:‘Một sự nghiệp vĩ đại, Một cuộc đời quang vinh”. Năm 1993 Tổng bí thư Đảng Cộng sản nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa- Giang Trạch Dân đã vô cùng xúc động trước tấm gương sáng cuộc sống giản dị, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí minh và đặc biệt là tình cảm của Bác Hồ dành cho nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch đã bày tỏ sự kính trọng và tình cảm của mình qua những dòng cảm tưởng:“Cuộc đời cách mạng lớn, Tấm gương liêm khiết vĩ đại”. Tháng 4 năm 2001 Phó chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi vào thăm nhà sàn đã một lần nữa khẳng định tình cảm và sự trân trọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam! Người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc! Chủ tịch Hồ Chí Minh đời đời bất diệt”. Tháng 9 năm 2011 lần thứ 2 trở lại thăm Di tích, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc bày tỏ niềm kính trọng trước cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc. Ông Đới Bỉnh Quốc nói trong niềm xúc động: “Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi trong trái tim tôi”.
Ngoài ra, tình cảm sâu đậm của nhân dân Trung Quốc dành cho Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua sự yêu quý, kính trọng và mãi mãi tưởng nhớ đến Hồ Chí Minh. Đảng, chính phủ cũng như chính quyền các địa phương Trung Quốc mà Hồ Chí Minh từng sống và hoạt động luôn làm tốt công tác bảo tồn các di tích liên quan đến Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, Trung Quốc trong những năm gần đây cũng xuất bản rất nhiều cuốn sách nói về Hồ Chí Minh. Nhân dân Trung Quốc đã thông qua những việc làm như giữ gìn kỷ vật, xây dựng nhà tưởng niệm và viết sách… để tưởng nhớ Hồ Chí Minh, thể hiện tình cảm sâu đậm cũng như sự kính trọng đối với Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc, tờ Thời báo Hoàn cầu thăm dò ý kiến của một số lãnh đạo và chuyên gia Trung Quốc để chọn ra 60 người trong số 200 “ứng cử viên” có ảnh hưởng nhất đến Trung Quốc. Và vị lãnh tụ kính yêu của Việt Nam – Hồ Chí Minh là một trong 60 người nước ngoài góp phần định hình nên Trung Quốc hiện đại. Tờ báo này nhận định: “Nhìn lại 60 năm phát triển Trung Quốc, những người nước ngoài không đơn thuần chỉ đứng ngoài chứng kiến mà còn trực tiếp tạo nên những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc”. Cho đến hôm nay, người Trung Quốc vẫn xem Hồ Chí Minh là biểu tượng cho mối quan hệ “chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ”. Ký ức về giai đoạn “trăm ơn, nghìn nghĩa, vạn tình” của quan hệ Việt - Trung, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sinh động vẫn được nhắc đến ở Trung Quốc với sự nhiệt thành, nồng ấm tình hữu nghị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng Người để lại những di sản vô giá cho nhân dân Việt Nam, trong đó có tình cảm quốc tế trong sáng với thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Kế thừa di sản này, gần 50 năm qua các thế hệ cán bộ, nhân viên Khu Di tích đã nỗ lực hết mình để giữ gìn, bảo quản và phát huy di sản của Người, để nơi đây xứng đáng là địa chỉ đỏ, là nơi hội tụ tình cảm của nhân dân Trung Quốc anh em. Trong quan hệ hai nước, bên cạnh những thành tựu vẫn được hai bên thừa nhận, vẫn còn những khúc mắc. Ngay trong khi mây đen còn mù mịt bầu trời hữu nghị Việt Trung, ông Trần Tri Kiến, con trai của Đại tướng Trần Canh dứt khoát khẳng định rằng: “Mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp Trung Việt là tình hữu nghị được đúc kết từ xương máu, là tài sản quý báu của hai Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước. Tôi tin rằng mối tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” của chúng ta do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp sẽ mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.Và ông khẳng định “tình anh em giữa chúng ta là mối tình hữu nghị sống chết có nhau”. Đó mới là tiếng nói chân chính của tình hữu nghị Việt Trung, bắt nguồn từ sự nghiệp đấu tranh cách mạng chung, có cơ sở vững chắc trong lòng nhân dân hai nước.“Núi cao đâu che nổi, Mây đen rồi sẽ trôi" mối quan hệ Việt Trung nhất định sẽ đúng như lời ca ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: “Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời".
Đáp lại, nhân dân Trung Quốc cũng có tình cảm vô cùng sâu đậm với Hồ Chí Minh. Trong thời gian tiến hành các hoạt động cách mạng tại Quảng Châu, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giúp đỡ Hồ Chí Minh rất nhiều việc như chọn địa điểm để mở lớp bồi dưỡng lý luận, lo ăn, lo mặc cho các học viên cũng như chăm sóc cuộc sống cho chính bản thân Hồ Chí Minh. Đặc biệt, phu nhân của Thủ tướng Chu Ân Lai từng đích thân đan áo len tặng Hồ Chí Minh. Nhân dân Trung Quốc từng quan tâm và giúp đỡ Hồ Chí Minh rất chu đáo như cử người dẫn đường, phiên dịch và chăm sóc khi đau ốm…
45 năm đã trôi qua kể từ Ngày Bác đi xa nhưng tình cảm sâu đậm của nhân dân Trung Quốc dành cho người tưởng chừng như không bao giờ phai nhạt. GS. Văn Trang năm nay 88 tuổi, nguyên là Trưởng Ban phiên dịch Đoàn cố vấn Trung Quốc, cán bộ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, ông đã từng tâm sự rằng: “Thông thường, cùng với thời gian, trí nhớ của con người với quá khứ nhạt dần, nhưng những ký ức của tôi về Bác Hồ lại không phải vậy. Thời gian càng lâu, tôi càng cảm thấy như Bác Hồ vẫn đang ở bên cạnh chúng ta. Tôi vẫn được gặp lại Bác, trông thấy ánh mắt nụ cười của Bác….”. Và điều đó đã thôi thúc GS. Văn Trang cho ra đời cuốn sách “Hồ Chí Minh trong sâu thẳm ký ức”. GS. Văn Trang chia sẻ: “Cuốn sách này, có thể tôi viết chưa được hay, nhưng tôi viết với tất cả tấm lòng và nỗi nhớ của tôi về Bác”.
GS. Cốc Nguyên Dương, 75 tuổi, chuyên gia hàng đầu Trung Quốc nghiên cứu về Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Khoa học - Xã hội Trung Quốc kể lại, năm 1956, khi thi vào khoa Ngôn ngữ Phương Đông của Đại học Bắc Kinh, ông đã chọn học tiếng Việt Nam bởi một lý do rất đơn giản: “Vì Việt Nam có Chủ tịch Hồ Chí Minh!”.
Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, hầu như 100% khách du lịch Trung Quốc khi đến Hà Nội đều vào thăm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể từ năm 1970 đến nay đã có gần 10 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan trong đó 1/3 là khách Trung Quốc. Và đặc biệt, tất cả các vị nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách cấp cao của Trung Quốc sang thăm, làm việc tại Việt Nam dù bận rộn đến mấy họ vẫn dành thời gian đến thăm nơi ở và làm việc của Người, lưu lại nơi đây hàng trăm trang cảm tưởng chân thành và xúc động. Tháng 12 năm 1992 Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa-Lý Bằng vào thăm Di tích đã viết:‘Một sự nghiệp vĩ đại, Một cuộc đời quang vinh”. Năm 1993 Tổng bí thư Đảng Cộng sản nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa- Giang Trạch Dân đã vô cùng xúc động trước tấm gương sáng cuộc sống giản dị, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí minh và đặc biệt là tình cảm của Bác Hồ dành cho nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch đã bày tỏ sự kính trọng và tình cảm của mình qua những dòng cảm tưởng:“Cuộc đời cách mạng lớn, Tấm gương liêm khiết vĩ đại”. Tháng 4 năm 2001 Phó chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi vào thăm nhà sàn đã một lần nữa khẳng định tình cảm và sự trân trọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam! Người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc! Chủ tịch Hồ Chí Minh đời đời bất diệt”. Tháng 9 năm 2011 lần thứ 2 trở lại thăm Di tích, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc bày tỏ niềm kính trọng trước cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc. Ông Đới Bỉnh Quốc nói trong niềm xúc động: “Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi trong trái tim tôi”.
Ngoài ra, tình cảm sâu đậm của nhân dân Trung Quốc dành cho Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua sự yêu quý, kính trọng và mãi mãi tưởng nhớ đến Hồ Chí Minh. Đảng, chính phủ cũng như chính quyền các địa phương Trung Quốc mà Hồ Chí Minh từng sống và hoạt động luôn làm tốt công tác bảo tồn các di tích liên quan đến Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, Trung Quốc trong những năm gần đây cũng xuất bản rất nhiều cuốn sách nói về Hồ Chí Minh. Nhân dân Trung Quốc đã thông qua những việc làm như giữ gìn kỷ vật, xây dựng nhà tưởng niệm và viết sách… để tưởng nhớ Hồ Chí Minh, thể hiện tình cảm sâu đậm cũng như sự kính trọng đối với Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc, tờ Thời báo Hoàn cầu thăm dò ý kiến của một số lãnh đạo và chuyên gia Trung Quốc để chọn ra 60 người trong số 200 “ứng cử viên” có ảnh hưởng nhất đến Trung Quốc. Và vị lãnh tụ kính yêu của Việt Nam – Hồ Chí Minh là một trong 60 người nước ngoài góp phần định hình nên Trung Quốc hiện đại. Tờ báo này nhận định: “Nhìn lại 60 năm phát triển Trung Quốc, những người nước ngoài không đơn thuần chỉ đứng ngoài chứng kiến mà còn trực tiếp tạo nên những thay đổi mang tính bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc”. Cho đến hôm nay, người Trung Quốc vẫn xem Hồ Chí Minh là biểu tượng cho mối quan hệ “chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ”. Ký ức về giai đoạn “trăm ơn, nghìn nghĩa, vạn tình” của quan hệ Việt - Trung, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sinh động vẫn được nhắc đến ở Trung Quốc với sự nhiệt thành, nồng ấm tình hữu nghị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng Người để lại những di sản vô giá cho nhân dân Việt Nam, trong đó có tình cảm quốc tế trong sáng với thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. Kế thừa di sản này, gần 50 năm qua các thế hệ cán bộ, nhân viên Khu Di tích đã nỗ lực hết mình để giữ gìn, bảo quản và phát huy di sản của Người, để nơi đây xứng đáng là địa chỉ đỏ, là nơi hội tụ tình cảm của nhân dân Trung Quốc anh em. Trong quan hệ hai nước, bên cạnh những thành tựu vẫn được hai bên thừa nhận, vẫn còn những khúc mắc. Ngay trong khi mây đen còn mù mịt bầu trời hữu nghị Việt Trung, ông Trần Tri Kiến, con trai của Đại tướng Trần Canh dứt khoát khẳng định rằng: “Mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp Trung Việt là tình hữu nghị được đúc kết từ xương máu, là tài sản quý báu của hai Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước. Tôi tin rằng mối tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” của chúng ta do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp sẽ mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.Và ông khẳng định “tình anh em giữa chúng ta là mối tình hữu nghị sống chết có nhau”. Đó mới là tiếng nói chân chính của tình hữu nghị Việt Trung, bắt nguồn từ sự nghiệp đấu tranh cách mạng chung, có cơ sở vững chắc trong lòng nhân dân hai nước.“Núi cao đâu che nổi, Mây đen rồi sẽ trôi" mối quan hệ Việt Trung nhất định sẽ đúng như lời ca ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: “Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời".