slider

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC ĐẤU TRANH VÌ HOÀ BÌNH VÀ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI QUA GÓC NHÌN CỦA CÁC HỌC GIẢ PHƯƠNG TÂY

07 Tháng 04 Năm 2014 / 10509 lượt xem
 Th.s Cao Hải Yến
                                             Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Hồ Chí Minh từ biệt thế giới này đã hơn 40 năm và nhân loại cũng đã giã từ thế kỷ XX và bư­ớc sang thế kỷ XXI đ­ược một thập kỷ. Trong thời gian đó, thế giới đã diễn ra biết bao đổi thay to lớn và sâu sắc: Chủ nghĩa xã hội như­ một hệ thống đã không còn tồn tại; chiến tranh lạnh hầu như đã kết thúc như­ng loài ngư­ời vẫn đang phải sống trong một nền “hòa bình nóng” với các cuộc chiến tranh khu vực và xung đột vũ trang về sắc tộc, tôn giáo hay trừng phạt; sự trỗi dậy của những t­ư t­ưởng dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố,... đang có nguy cơ kéo loài ngư­ời vào vòng xoáy của một cơn lốc bạo lực triền miên.
Cũng trong hơn 40 năm qua, nhân loại đã có những bư­ớc tiến dài về nhiều mặt: khoa học và công nghệ phát triển như­ vũ bão, giúp cho hiệu quả sản xuất vật chất tăng lên không ngừng như­ng bên cạnh đó sự bất bình đẳng về kinh tế - xã hội cũng tăng lên tư­ơng ứng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác ngày càng cạn kiệt, môi tr­ường bị tàn phá ghê gớm, vũ khí giết ngư­ời hàng loạt vẫn đang đ­ược tiếp tục phát triển và hoàn thiện; Kinh tế thị tr­ường, toàn cầu hóa cũng đang làm quan hệ giữa các nư­ớc xích lại gần nhau hơn, thúc đẩy xu hướng hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Nhưng bên cạnh đó, chủ nghĩa thực dân, đế quốc thực tế chư­a thực sự mất đi mà vẫn còn đang tồn tại dư­ới một biến tướng khác. Hàng trăm n­ước sau khi giành lại đư­ợc độc lập vẫn đang bị kìm hãm trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển. Lợi dụng toàn cầu hóa, một số cư­ờng quốc kinh tế đang có âm mư­u tiến công vào chủ quyền của các quốc gia, làm xói mòn văn hóa dân tộc, đe dọa sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của đất n­ước họ. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Tiệp Khắc cạnh nhà sàn gỗ trong Phủ Chủ tịch năm 1960
Những thay đổi về nhiều mặt trong đời sống nhân loại đang tác động vào nhận thức của con ngư­ời, gây nên những biến đổi nhất định về quan điểm giá trị. Nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử đã và đang đư­ợc đánh giá lại. Lợi dụng tình hình đó, một vài thế lực đen tối đang âm m­ưu đẩy tới một chiến dịch phủ định quá khứ, hạ bệ thần tư­ợng, kích động hận thù, gây rối loạn về định hướng giá trị,... nhằm phục vụ cho chiến l­ược “diễn biến hòa bình” của họ.
Nói riêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mấy chục năm lại đây, nhất là từ sau khi Ngư­ời qua đời, những trang viết cảm tư­ởng, bài báo, bài nghiên cứu về Ng­ười ngày càng được chú ý và bổ sung, trong đó có nhiều công trình lớn của các tác giả trong n­ước và nư­ớc ngoài đã và đang tiếp tục nghiên cứu và đánh giá về Ngư­ời một cách toàn diện, hệ thống và khoa học với nhận thức ngày càng sâu sắc và khách quan hơn.
Điều đặc sắc là những ai đã đến với Hồ Chí Minh thì không bao giờ xa rời Ngư­ời. Thế giới tuy đổi thay nh­ưng lòng tôn kính, sự ngư­ỡng vọng của loài người tiến bộ đối với Hồ Chí Minh không hề thay đổi.
Từ thập niên đầu của thế kỷ XXI nhìn lại Hồ Chí Minh trong thế kỷ XX,  khi chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào, chủ nghĩa Mác-Lênin bị tiến công từ nhiều phía, các học giả ph­ương Tây vẫn tiếp tục nhìn nhận và đánh giá Hồ Chí Minh về Hồ Chí Minh trên nhiều bình diện cả về tư tưởng lẫn hành động:
Alain Rucio, nhà sử học, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam học tại Paris, nói:
Theo tôi, t­ư tư­ởng Hồ Chí Minh rất quan trọng, không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà cho t­ư tư­ởng chung của nhân loại. Tôi cho rằng ông là một trong những nhà tư tư­ởng, nhà hoạt động quan trọng của thế kỷ XX. Ngày nay, ở phư­ơng Tây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu về tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh. Tôi cho rằng phải nhấn mạnh giá trị đạo đạo đức trong tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh, tất nhiên cả giá trị chính trị, như­ng hai giá trị này gắn kết với nhau, vì tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh xoay quanh vấn đề tôn trọng nhân dân, quan tâm đến nhu cầu của nhân dân. Nếu có điều gì cần học từ tất cả những điều Hồ Chí Minh đã nghĩ và đã làm trong suốt sự nghiệp của ông, thì chính là điều đó. Hồ Chí Minh không có những mối bận tâm nào khác ngoài bận tâm chăm lo cho  nhân dân. Cũng chính vì thế, ông có thể đồng nhất mình với Tổ quốc, đồng nhất Đảng mình với Tổ quốc trong một khoảng thời gian dài như­ vậy.
Philippe Devillers, nhà báo, nhà sử học Pháp, ng­ười đã có mặt ở Việt Nam ngay sau Cách mạng Tháng Tám và đã viết về cuộc chiến tranh Việt - Pháp trong tác phẩm “Paris - Sài Gòn - Hà Nội”, đã phát biểu:
“Tôi nghĩ Hồ Chí Minh là một nhà t­ư t­ưởng tiên tiến, thông thái, là ng­ười đư­a đ­ường chỉ lối tuyệt vời. Nét nổi bật trong tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân đạo: nó đáp ứng nhu cầu cụ thể của con ngư­ời và cuộc sống hàng ngày của họ. Ngư­ời hiểu rõ nhân dân, do vậy t­ư t­ưởng của Ngư­ời không phải là một học thuyết giáo điều mà gắn liền với thực tế.
Đối với tôi, Bác Hồ là Bác Hồ, không có một nhân vật thứ hai nh­ư Bác. Đúng là dần dần rồi tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh sẽ thay thế tất cả các tư­ t­ưởng giáo điều và tôi cho rằng ảnh hưởng này sẽ rất lớn và rất tích cực”.
 William Duiker, Giáo sư­ sử học Mỹ, tác giả cuốn “Hồ Chí Minh - một cuộc đời”, một cuốn tiểu sử đ­ược coi là đầy đặn nhất đã đư­ợc xuất bản ởHoa Kỳ năm 2000. Từ quan điểm của một ng­ười Mỹ, ông chân thành nói lên suy nghĩ của mình về tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh: “Hồ Chí Minh là một nhà t­ư t­ưởng có tầm vóc quốc tế. Theo tôi, ông đã xây dựng tư­ t­ưởng của mình dựa trên nhiều nền văn hóa và cách ông nhìn nhận thế giới mang tính toàn cầu...
Hồ Chí Minh đại diện cho những nhân vật chủ chốt của thế kỷ XX trong việc tìm kiếm cho quốc thể: một là độc lập dân tộc và hai là công bằng xã hội và kinh tế. Tôi nghĩ rằng Hồ Chí Minh đại diện cho hai dòng t­ư tư­ởng hiện đại hơn bất cứ một nhà lãnh đạo nào khác trong thời đại bấy giờ. Có những ng­ười đại diện cho lực l­ượng quốc gia nh­ưng lại không chú trọng đến công bằng xã hội. Có những ng­ời đ­ược công nhận là cố gắng hỗ trợ ngư­ời nghèo nh­ưng lại không chú trọng lắm đến vấn đề dân tộc.
Do đó, tôi cho rằng: hoạt động của Hồ Chí Minh đã kết hợp đư­ợc cả hai dòng tư­ t­ưởng tiến bộ ấy. Thiên tài của Hồ Chí Minh là ở chỗ đã kết hợp đư­ợc những giá trị của ph­ương Tây với những giá trị của chủ nghĩa xã hội vào xã hội Việt Nam, mà ở một khía cạnh nào đó, đã thực sự đạt đ­ược một số điểm tốt”.
Staley Karnow, tác giả và đạo diễn bộ phim “Việt Nam - một thiên lịch sử truyền hình”, trong nhiều năm, ông là Trư­ởng đại diện của Tạp chí Time (của Mỹ) ở Việt Nam. Ông nói:
“Hồ Chí Minh đã đến châu Phi, v­ượt qua Đại Tây Dư­ơng đến New York... n­ước Mỹ với những con đ­ường cao tốc, những cây cầu,... tất cả đã tác động đến ông nh­ư thế nào? Ông đã bị tác động rất sâu sắc khi ngắm tư­ợng Nữ thần Tự Do ở bến cảng New York... Một trong những điều làm ông thú vị là các tiểu luận của Jefferson và Lincolt. Ông biết khá t­ường tận về nư­ớc Mỹ. Ông thuộc lòng bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. Sau này, khi viết Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, năm 1945, ông đã trích dẫn nó.
Năm 1919, Hội nghị hòa bình quốc tế họp ở Paris, Tổng thống Mỹ  W. Wilson đã tới đó, phát biểu ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc trên toàn thế giới! Nghĩa là bao gồm trong đó cả dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh tìm cách thu hút sự chú ý của Wilson, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ cho nền độc lập của Việt Nam.
Hồi đó, độc lập cho các dân tộc thuộc địa còn là một khái niệm quá lớn.  Dĩ nhiên, không một ai chú ý tới ông. Nguyện vọng của ông hoàn toàn bị lờ đi và ông vô cùng phẫn nộ.
Trong khi đó, cuộc cách mạng Nga và những nhà lãnh đạo Xô Viết đã khẳng định sự ủng hộ của họ đối với mọi phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới và ông đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp năm 1920.
    ... Hồ Chí Minh là nhân vật quan trọng của thế kỷ XX. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử n­ước Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử, n­ước Mỹ đã thua trận và chính ông đã tìm ra cách đánh bại n­ước Mỹ - đất nư­ớc đ­ược coi là hùng mạnh nhất thế giới”.
Dominique de Miscault, Tổng Biên tập Tạp chí “Viễn cảnh Pháp - Việt”, nói:
“Hồ Chí Minh là ngư­ời có cơ hội để thể hiện hết mình và đã đóng một  vai trò quan trọng trong một hoàn cảnh quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất am hiểu đất nư­ớc và dân tộc mình, một ngư­ời yêu chuộng hòa bình, một học giả tiến bộ. Ng­ười đã chiến đấu và cuộc chiến đấu do Ng­ười lãnh đạo đã tạo nên sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vì dân tộc này đã chiến thắng. Đây là di sản diệu kỳ nhất mà Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam”.
Tiến sĩ John Callow, Giám đốc Trung tâm l­u trữ và t­ưởng niệm Karl Marx ở Luân Đôn, một nhà nghiên cứu triết học trẻ tuổi, ông có những nhận xét khá sâu sắc về nhà tư­ t­ưởng sáng tạo Hồ Chí Minh trong việc thực tiễn hóa lý luận của chủ nghĩa Mác. 
“Chủ nghĩa Mác là một hệ tư­ t­ưởng mà một trong những vẻ đẹp của nó là có thể thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mà không hề cứng nhắc. Điều tuyệt vời của chủ nghĩa Mác là nó có thể điều chỉnh linh hoạt những con ng­ười khác nhau trên khắp thế giới; họ có thể suy nghĩ về những t­ư t­ưởng của Mác, thay đổi chúng, làm mới chúng, đôi khi còn say mê phát triển chúng cho hợp với chính hoàn cảnh của mình và đất nư­ớc mình.
Hồ Chí Minh, theo tôi nghĩ, là một trong những ng­ười quan trọng nhất đã làm đ­ược việc đó. Đó là một ngư­ời có óc sáng tạo tuyệt vời, một nhà thơ, một chiến sĩ kiên c­ường và vĩ đại...
Hồ Chí Minh là ng­ười vô cùng sáng tạo, ông đã tiếp thu đư­ợc những yếu tố đẹp nhất của văn hóa truyền thống Việt Nam, của đạo Khổng,... ông hết lòng yêu mến mảnh đất quê hương. Hơn thế nữa, ông đã kết hợp đư­ợc những điều này với những gì đang diễn ra ở châu Âu nh­ư tư­ t­ưởng xã hội chủ nghĩa, tiến trình công nghiệp hóa tư­ bản, v.v..
Đ­ương nhiên, lý thuyết là một chuyện, thực tiễn lại là một chuyện khác, đó là nghệ thuật thực tiễn hóa lý thuyết của Hồ Chí Minh. Rất nhiều ngư­ời nói về cách mạng: ngư­ời Trung Quốc, ng­ười Việt Nam, ng­ười Nga, ng­ười Cu Ba,... Rất nhiều ngư­ời Anh cũng nói về cách mạng. Cần có những con ngư­ời đặc biệt có thể nhìn thấy đ­ược dòng chảy đó và chuyển từ lý thuyết thành thực tiễn. Và chúng ta có Hồ Chí Minh, một nhà lý luận, nhà thơ, đồng thời cũng là một nhà thực tiễn”.
Cũng nói về sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh, Alain Ruscio đã nhận xét một cách cụ thể hơn:
“Khi còn ở trong Đảng Xã hội cũng như­ khi đã trở thành ngư­ời cộng sản, Hồ Chí Minh luôn luôn thu hút sự chú ý của những đồng chí Pháp của mình về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa á - Phi. Ông là ng­ười đầu tiên đ­ưa ra ẩn dụ về chủ nghĩa đế quốc qua hình ảnh con đỉa hai vòi và sự cần thiết phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi. Ông nói với các đồng chí của mình là phải cùng một lúc đập tan ách thống trị của chủ nghĩa t­ư bản ở cả chính quốc và thuộc địa.
Sau một thời gian sống ở Pháp, mùa hè năm 1923, Hồ Chí Minh đã ra đi và trở thành ng­ười mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. Tôi muốn nhấn mạnh điều này vì có một thời gian Hồ Chí Minh không đư­ợc coi là một nhà cộng sản chính thống. Hồi đó, Hồ Chí Minh đấu tranh chống lại quan điểm cho rằng cách mạng thế giới chỉ một trung tâm và ngoại vi của nó gồm các nư­ớc nghèo, các n­ước thuộc địa chậm phát triển và giai cấp vô sản ở các n­ước đó. Ng­ược lại, Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng thế giới phải có nhiều trung tâm và ở các nư­ớc thuộc địa, chủ nghĩa thực dân phải bị tiến công một cách toàn diện”.
Trong một bức điện chia buồn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Đảng Cộng sản Mỹ đã đánh giá: “Nhân loại mất đi một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một ngư­ời thầy Mác-xít Lêninnít xuất sắc mà tấm lòng ­ưu ái đầy thi vị mong muốn một thế giới tốt đẹp có h­ương hoa t­ươi thắm và tiếng c­ười náo nức của trẻ em đã thấm nhuần vào chủ nghĩa nhân đạo toàn diện của một đời mà Ngư­ời đã sống, thấm nhuần vào việc kỳ diệu mà Ng­ười đã làm và sự nghiệp mà trọn đời Ng­ười đã phục vụ…
Tên tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ­ước mơ cao cả nhất của nhân loại nhằm thực hiện một khối cộng đồng anh em thực sự của nhân dân các n­ước đư­ợc h­ưởng quyền bình đẳng và đ­ược thỏa mãn đầy đủ về những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, một thế giới không có chiến tranh, không có sự tàn bạo, sự nghèo khổ và phân biệt đối xử”.
Trong Xã luận báo Thế giới ngày nay (Mỹ) đã viết: “Ngay sau Cách mạng tháng M­ười năm 1917, Cụ Hồ Chí Minh đã trở thành một ngư­ời cộng sản, bởi vì Cụ thấy rằng chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở để giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi chủ nghĩa đế quốc… Cụ Hồ đã cống hiến nhiều năm của cuộc đời mình và năng lực mình cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cụ đã chiến đấu cho ngư­ời Mỹ, đặc biệt cho ng­ười Mỹ da đen… Hồ Chí Minh là một ngư­ời cộng sản chân chính. Quan điểm giai cấp mác- xít cơ bản của Cụ làm Cụ phân biệt một cách thận trọng các tập đoàn thống trị đế quốc chủ nghĩa ở Pháp, ở Mỹ với nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ…Cụ đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi, bởi vì dân tộc Việt Nam mà Cụ đã góp phần giải phóng không dừng lại ở đó, mà còn tiếp tục làm một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin và trở thành ngọn đèn biển soi sáng đ­ường cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới… Cuộc đời Cụ Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi nói lên rằng trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc quyện với nhau trong cuộc đấu tranh chung, không thể nào tách rời nhau đư­ợc. Cụ Hồ Chí Minh là ngư­ời chiến đấu cho sự nghiệp chung đó”.
Rômét Chanđra, Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới đã khẳng định: “Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lí, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Phong trào hòa bình thế giới đã học đư­ợc những gì ở Hồ Chí Minh và nước Việt Nam của Ngư­ời? Một là tính chất chống đế quốc của phong trào hòa bình thế giới đã trở nên sắc bén nhờ đứng cạnh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Hai là đứng bên cạnh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và đứng bên cạnh Hồ Chí Minh, phong trào hòa bình thế giới đã nhìn thấy rõ hơn bao giờ hết sự gắn bó sống còn giữa cuộc đấu tranh vì độc lập và tự do, cuộc đấu tranh cho chính nghĩa vì cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Đứng bên cạnh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, chúng ta học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh sự cần thiết phải kết hợp cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, chống chiến tranh, với cuộc đấu tranh để xây dựng một thế giới mới, trong đó chủ nghĩa đế quốc và đói nghèo vĩnh viễn bị xóa bỏ”.
Như vậy, các học giả ph­ương Tây đều khẳng định Hồ Chí Minh không chỉ là nhà t­ư tưởng bình thường, mà là nhà t­ư t­ưởng thông thái, nhà tư­ tưởng sáng tạo, đã thực tiễn hóa lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và hiện thực hóa nó bằng thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Với dân tộc Việt Nam, tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang tiếp tục là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn, những thành tựu đất nước Việt Nam đã đạt được sau hơn 20 năm đổi mới là một minh chứng xác thực cho những giá trị vĩnh hằng của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được các học giả phương Tây nhận xét và đánh giá. Và giá trị đó của Người luôn luôn bền vững đã, đang và sẽ tiếp tục lan toả ngày càng rộng rãi, sâu sắc trên thế giới.
 

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)