slider

MỘT SỐ CUỐN SÁCH DO KHU DI TÍCH HỒ CHÍ MINH TẠI PHỦ CHỦ TỊCH MỚI XUẤT BẢN

28 Tháng 06 Năm 2010 / 4571 lượt xem

  

N. V. D

Phòng Sưu tầm-Kiểm kê-Tư liệu

 

Những năm gần đây, bên cạnh việc truyên truyền về đạo đức, phong cách lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các di tích, tài liệu và hiện vật cho đông đảo nhân dân trong n­­ước và bạn bè quốc tế mỗi khi đến thăm nơi ở của Ngư­­ời, Khu di tích Chủ tich Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch còn đẩy mạnh công tác nghiên cứu, s­ưu tầm và xuất bản những cuốn sách về t­ư t­ưởng cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 119 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, 40 năm thực hiện Di chúc của Người để lại và 40 năm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và phát huy di sản của Người, đồng thời tiếp tục hư­ởng ứng giai đoạn II cuộc vận động Học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tiếp tục biên soạn và kịp thời ra mắt bạn đọc một số cuốn sách sau:

1. Những kỷ niệm cảm động về Bác Hồ /Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch .-H, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008 .- 288 tr. 20,5cm.

Cuốn sách tập hợp 256 câu chuyện cảm động về Bác Hồ. Từ câu chyuện: Hai bàn tay; Ký ức sâu sắc của nhà trí thức Hoàng Xuân Hãn về Bác Hồ; Kỷ niệm về ba ngôi nhà tại Phủ Chủ tịch; Từ hang Cốc Bó…; Tết Việt Bắc- 1948; Kỷ niệm ở Pác Bó; Gặp Bác trong khu rừng già; Bữa cơm kháng chiến; Để Bác giới thiệu cho; Các chú có đồng ý không?; Bác Hồ “ăn tết” với chiến sĩ; Một lần hành quân với Bác;… đến: Bác Hồ với thiếu nhi Thủ đô; Chuyện ở hội trường Đại hội Đảng lần thứ III; Gặp Bác ở hồ chứa nước Suối Hai; Bác Hồ trên đồi Yên Lập; Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ Chủ tịch; Bài báo “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”; Bác Hồ với ngành điện ảnh; Tàn nhưng không phế; Cái bàn quý hơn hay là anh em chiến sĩ quý hơn?; Chú đã hết sốt rét chưa?; Bác dành chiếc lò sưởi điện cho người gác đêm; Thuốc lá dành cho kỹ sư Trần Đại Nghĩa; Chiếc khăn mặt và hộp đựng xà phòng của Bác.

Việc sưu tầm, chọn lựa những kỷ niệm cảm động về Bác Hồ để in thành một tập sách là công việc giản dị nhưng rất ý nghĩa. Qua đó giúp người đọc thấy, cùng với thời gian, những câu chuyện đơn giản, nhẹ nhàng từ những người thật, việc thật được chọn lọc, gọt giũa, trở thành kinh điển để lại cho đời sau không chỉ hình bóng và tư tưởng của một con người mà còn cả dấu ấn của một trong những thời kỳ hào hùng nhất của lịch sử dân tộc.

2. Những hồi ức cảm động với Bác Hồ (Đã phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam) /Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch .-H, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2009 .- 212 tr. 20,5cm.

Cuốn sách tập hợp một số bài viết đã được đọc trên Đài Tiếng nói Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1969-1975. Các bài viết là hồi ức và cảm nghĩ của những cán bộ, công nhân, nông dân, bộ đội, công an, thiếu niên, nhi đồng, văn nghệ sĩ trong nước cũng như ngoài nước, những người đã được gặp Bác và được Bác động viên, thăm hỏi. Mỗi câu chuyện được kể lại đều là nguồn cảm xúc chân thành, biểu lộ lòng biết ơn sâu sắc, tình yêu đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - người đã dành cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì nhân loại tiến bộ trên thế giới. Ngoài ra, những câu chuyện chân thực này còn nói lên cuộc đời và đạo đức của Bác trong sáng như gương, khiến cho mọi người đều cảm phục, kính yêu từ trái tim và khối óc.Từ chị em phục vụ ở cửa hàng Thủy Tạ, những người thợ ở Nhà máy cơ khí Hà Nội, Nhà máy In Tiến Bộ đến bà con nông dân ở Hợp tác xã Đại Từ, Hợp tác xã Phương Đông hay các làng mới, kiểu mẫu như Nam Cường, Mai Xá, từ người con gái đất Duy Xuyên, Quảng Nam đến những nữ thanh niên Sài Gòn - Gia Định anh hùng, từ cô diễn viên múa Việt Nam đến nữ nhà báo Pháp, các cháu thiếu nhi dân tộc ít người, thiếu nhi thành phố, thiếu nhi việt kiều,… không một giới nào, ngành nào là không nhận được sự quan tâm của Bác. Không thể nói hết tình cảm chứa chan của nhân dân đối với Bác và nguồn cổ vũ, động viên và sức mạnh vô tận mà Người đã đem lại cho tất cả chúng ta. Năm 1923, nhà thơ Liên Xô Ôxip Man-đen-sơ Tan đã được gặp Bác Hồ (hồi đó, Bác lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Ôxip Man-đen-sơ Tan đã thuật lại cuộc gặp gỡ đó và nói lên cảm tưởng của mình đối với Bác Hồ và dân tộc Việt Nam qua buổi được nói chuyện với Người: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”. (Buổi phát thanh “Thanh niên”, phát ngày 13-5-1971). Trong Những ngày được gần Bác, (Buổi phát thanh “Vì an ninh Tổ quốc”, phát ngày 9-10-1969), đồng chí Vương Thị Kim Liên kể, Hồng Linh ghi: Tin Bác mất đã truyền đi nhanh chóng, từ xóm Pắc Bó chúng tôi, rồi cả xã Trường Hà, người nào cũng lặng lẽ cố giấu nỗi xúc động của mình nhưng không sao giấu được, cứ gặp nhau là lại òa lên khóc, rồi vội vã cùng nhau đi may quần áo tang, nếu ai chưa kịp may thì cũng tự động lột áo trái ra mặc. Lực lượng công an xã chúng tôi nén đau thương vào hang Pắc Bó quét dọn, đốt hương và chọn một địa điểm rộng rãi ở bờ suối, nơi ngày xưa Bác vẫn thường dùng nước và đặt tên là suối Lênin để làm địa điểm tổ chức lễ truy điệu Bác. Gần hai nghìn người đủ các dân tộc ở những nơi xa hàng hai, ba mươi kilômét cũng trèo đèo, lội suối mang hương hoa về, kính cẩn đặt lên bàn thờ Bác. Sau buổi lễ truy điệu Bác, nhiều cụ già vì quá cảm động thương tiếc Bác đã xuống dòng suối Lênin, vốc lên những dòng nước để tưởng nhớ công ơn Bác Hồ…

Kỷ niệm 40 năm ngày Người đi xa, Những hồi ức cảm động với Bác Hồ còn góp phần tích cực giúp độc giả hiểu rõ về tình cảm kính yêu của hàng trăm triệu người ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em đối với Hồ Chủ tịch! Những người anh em thân thiết của chúng ta coi Hồ Chủ tịch là người chiến sĩ cộng sản kiên cường, người chiến sĩ quốc tế lỗi lạc và là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng.

3. Chủ tịch Hô Chí Minh và bản Di chúc lịch Sử / Bùi Kim Hồng - chủ biên.- H. : Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2008.- 172tr .- 20,5cm.

Cuốn sách Chủ tịch Hô Chí Minh và bản Di chúc lịch sử được tác giả trình bày theo trình tự: những mốc chính về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quá trình Người viết Di chúc (hay còn gọi Tài liệu tuyệt đối bí mật); hoàn cảnh lịch sử, thời gian và địa điểm; Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể ngày 9/ 9/ 1969 và cuối cùng là một số bức điện, bức thư của các nước trên thế giới gửi đến chia buồn với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta. Như trong bức điện chia buồn của Ban chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Liên-Xô có đoạn: Chúng tôi xin chia buồn sâu sắc trước tổn thất lớn lao này và tin tưởng ràng Đảng Lao động Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam sẽ kiên quyết tuân theo những lời di huấn của đồng chí Hồ Chí Minh,... Trong sự nghiệp đó, những người cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam luôn luôn được sự ủng hộ hoàn toàn của Đảng Cộng sản Liên-xô và tất cả người Xô-viết; bức điện của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc:Bảy trăm triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững mạnh của nhân dân Việt Nam... ,kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành đến cùng cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước; bức điện của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Tổng thống Cu Ba: Cuộc đời của Người là một tấm gương sáng chói những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất. Hiếm có một nhà lãnh đạo nào trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy. Chưa bao giờ trên một mảnh đất hẹp như vậy... Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống và là nguồn cổ cũ đời đời bất diệt; bức điện của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Mỹ: Đồng chí HÒ CHÍ MINH kết tinh trong con người mình những đức tính vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Có thể thấy đựơc tầm lớn những đức tính ấy ở sự suy sụp của các đế quốc Pháp, Nhật- bản và của đế quốc Mỹ hiện nay, những đế quốc bị tan tác trên con đường đáu tranh của nhân dân Việt Nam cho độc lập và chủ nghĩa xã hội v.v.

Cuốn sách giúp cho độc giả hiểu rõ tình cảm và niềm thương tiếc vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi sự nghiệp vẻ vang và đạo đức cao quý của Người, đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của loài nguời tiến bộ đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

4. Bác Hồ với các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam /Đỗ Hoàng Linh - Văn Thanh Mai.- H.: Nhà xuất bản Thanh niên, 2009.- 304 trr.-20,5cm

Cuốn sách kể lại những kỷ niệm, hồi ức về Bác Hồ của nhiều thế hệ chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nội dung chia làm hai phần: Biên niên sự kiện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các quân, binh chủng quân đội nhân dân Việt NamNhững kỷ niệm với Bác Hồ của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Là người sáng lập và rèn luyện quân đội ta trưởng thành, lớn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, chiến sĩ chính là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Vì vậy, trong suốt quá trình phát triển của cách mạng, Người dành nhiều công sức để đào tạo, rèn luyện, chăm sóc những thế hệ chiến sĩ trung thành, có bản lĩnh chính trị, tri thức về quân sự, trình độ văn hóa và sức khỏe dồi dào, những con người dám “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Cuốn sách giúp cho độc giả nhận thấy sự quan tâm, thăm hỏi thường xuyên cũng như công tác bồi dưỡng, giáo dục các cán bộ chiến sĩ ở tất cả quân, binh chủng khác nhau của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như tại buổi Lễ tốt nghiệp khóa IV trường Quân chính Việt Nam, Hồ Chủ tịch căn dặn học viên: “Không tự kiêu, không có cái bệnh làm quan cách mạng; Phải siêng năng: siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm; Cầu tiến bộ luôn luôn, không lúc nào ngừng nghiên cứu, tự luyện, sửa chữa những khuyết điểm; Trung thành với những mục đích cách mạng; giữ cho nước nhà được độc lập, nòi giống được tự do”. Hay khi đi thăm Văn phòng Bộ Tổng tham mưu, Người chỉ rõ: “Bộ Tổng tham mưu là cơ quan cơ mật giúp Trung ương và Chính phủ xây dựng và điều chỉnh bộ đội, bày mưu tính kế để đánh thắng kẻ thù. Muốn thắng địch phải biết địch, biết ta, nắm chắc ý định cấp trên, có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể. Phải có mưu trí sáng tạo”…

5. Người là Bác Hồ của tất cả chúng ta/ Lê Ngân Mai.- H, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.- 380 tr.-20,5.

Cuốn sách gồm ba phần: Phần I: Bao gồm những câu chuyện về tình cảm của bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ với gia đình Chủ tịch Xuphanuvông, Bác Hồ và mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, Những hồi ức của Inđirra Ganđi về Bác Hồ, Chiếc bút máy của Bác Hồ, Chuyện về đôi dép của Bác Hồ…; Phần II: Phải làm đúng những điều đồng chí Hồ Chí Minh đã Di chúc lại. Phần này gồm những bài viết của bạn bè thế giới ca ngợi và thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngài đã trở thành một bộ phận của lịch sử châu Á; Bác Hồ, Người anh cả của tôi, sẽ sống mãi về sau; Một vị lãnh tụ của giai cấp công nhân; Chủ tịch Hồ Chí Minh - một lãnh tụ hiếm có trong thời đại chúng ta…; Phần III: Một số hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh giai đoạn 1954-1969 ở Lào, Campuchia và một số nước châu Á.

40 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng những di sản tư tưởng của Người để lại vẫn có giá trị vĩnh hằng, đặc biệt những tư tưởng của Người về đoàn kết, hữu nghị, hợp tác vì sự phát triển của các dân tộc tiến bộ trên thế giới, đang soi sáng, dẫn dắt đất nước ta trên con đường hiện tại và tương lai.

6. Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn độc lập /Vũ Thị Kim Yến-Nguyễn Văn Dương H.:Thanh niên, 2008.-175tr.-20,5cm.

Cuốn sách gồm ba phần: Phần I: Cuốn sách làm rõ hành trình Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về Hà Nội và quá trình Người viết bản Tuyên ngôn độc lập (thời gian, địa điểm và hoàn cảnh lịch sử).Qua đó, nêu bật vai trò quan trọng cña Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo Cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939-1945. Từ việc hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đến việc xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, từ việc lãnh đạo Tổng khởi nghĩa đến việc dự thảo và công bố bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà; Phần II: Tập hợp một số câu chuyện kể, những hồi ức xúc động của nhữngngười may mn được tham gia, chứng kiến sự kiện lịch sửChủ tịch Hồ Chí Minh viết và công bố bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945 như:Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại: Bác tho bản Tuyên ngôn Độc lập trong căn buồng nhỏ thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thẳm, nằm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hả Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy”; bà Trịnh Văn Bô chủ ngôi nhà 48, nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập xúc động kể lại:Sau này tôi mới biết, bn tho nói trên là “Tuyên ngôn độc lập” và “ông cụ” đã ở trên gác ba là Bác Hồ kính yêu; ông Thái Hy xúc động nhớ lại "Và thi khc lch sđã đến. C qung trường đang rn ràng những lời ca tiếng hát, tiếng pháo tay, tiếng nói cười bỗng im lặng… Ngay sau đó, ông Trần Huy Liệu thay mặt Ban tổ chức công bố tin Bảo Đại thoái vị rồi giơ cao kiếm, ấn để mọi người cùng nhìn thấy... Giọng Bác Hồ sang sảng: Hỡi đồng bào cả nước...".v.v; Phần III: Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Với thắng lợi này, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc ta - kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội sau gần 100 năm chịu ách đô hộ, thống trị tàn bạo của nước ngoài.

Cuốn sách Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn độc lập cung cấp thêm cho độc giả tư liệu nghiên cứu về một giai đoạn có tính chất bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, về những giờ phút trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng. Qua đó, khẳng định niềm tự hào khi dân tộc ta, đất nước ta có được Hồ Chủ tịch - vị lãnh tụ vĩ đại có bản lĩnh về trí tuệ, về tư tưởng, về mưu lược ở tầm cao, luôn soi sáng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta tiếp bước.

 

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)