slider

Tọa đàm khoa học: “Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp cho cây Hoàng Lan trong Khu di tích Phủ Chủ tịch”.

12 Tháng 06 Năm 2020 / 777 lượt xem

Ngày 11/6/2020, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức Tọa đàm khoa học: “Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất giải pháp cho cây Hoàng Lan trong Khu di tích Phủ Chủ tịch”.

Tọa đàm có sự tham dự của PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TS. Lê Mai Nhất – Trưởng phòng Khoa học Viện Bảo vệ thực vật, TS. Lưu Hoàng Yến – Viện quy hoạch Rừng, TS. Nguyễn Văn Hòa – Giảng viên khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Bắc Giang, Th.s Nguyễn Nam Sơn- Chuyên viên Vụ phát triển Rừng, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN và PTNT, Ths. Khoa Thị Khánh Chi – Chuyên viên Cục Di sản Văn hóa, Bộ VH,TT&DL. Về phía Khu di tích có Đồng chí Nguyễn Văn Công – Giám đốc Khu di tích, đồng chí Đỗ Hoàng Linh, Phó Giám đốc Khu di tích, TS. Trần Viết Hoàn – Nguyên Giám đốc Khu di tích, Đồng chí Đỗ Đức Huynh – Nguyên Phó Giám đốc Khu di tích cùng đông đảo cán bộ khoa học trong cơ quan...

Cây Hoàng Lan trên thảm A21, được trồng ngày 8/7/1967, trên một khoảnh đất nhỏ, nằm trong Khu vực quan trọng: Nhà Sàn; cách Hầm H66 2m và trước Nhà 67 khoảng 2,5m và Nhà Hội đồng y khoa là nơi Bác Hồ thường làm việc với Bộ Chính trị, các đồng chí cán bộ đầu ngành đến báo cáo công việc với Bác và là nơi Bác tiếp một số đoàn khách quý trong nước và quốc tế.

 

Cây Hoàng Lan được trồng năm 1967

Cây Hoàng Lan hiện nay

Phần thân cây Hoàng Lan bị mục

Cây Hoàng Lan là cây thân gỗ, mềm, thân thẳng, phát triển nhanh, hiện tại cây cao 20m. Để đảm bảo tránh cho cây không bị gẫy đổ khi mùa mưa bão đến, anh em kỹ thuật đã cho cắt tỉa cành khô, cành lá nặng theo định kỳ. Tuy nhiên trong những năm gần đây cây Hoàng Lan có hiện tượng bị héo lá và cành khô, trong ruột cây có hiện tượng bị mục và rỗng mà không rõ nguyên nhân. Phần thân cách mặt đất khoảng 3m bị các vết nứt, nấm mọc…dễ làm cho cây bị gẫy ngang thân.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu, nhà khoa học, kỹ sư đã tập trung phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay của cây Hoàng Lan từ đó đề ra một số biện pháp bảo tồn, cụ thể như:

- Đốn hạ phần thân cây ở độ cao 3m (Từ phần bị sâu bệnh hại)

- Chăm bón và phòng trừ sâu bệnh cho phần gốc còn lại.

- Có thể ghép cành Hoàng Lan lấy ở cây khác để tạo thân mới và tán mới nhanh chóng

- Có thể di chuyển cây cũ về nơi chăm sóc nếu cây phát triển tốt sau đó chuyển về vị trí cũ. Đồng thời trồng cây mới vào vị trí cây cũ để đảm bảo cảnh quan Khu di tích không bị ảnh hưởng đến khách tham quan và an toàn cho các di tích.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, tài liệu, hiện vật tại nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 15 năm cuối đời tại Khu Phủ Chủ tịch là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Khu di tích. Cây Hoàng Lan là một trong những cây xanh được trồng theo lời Người lúc sinh thời, nằm trong vị trí quan trọng giữa các di tích chính trong Khu di tích: Nhà Sàn, Nhà H66, Nhà H67, Nhà Hội đồng Y khoa… Với tầm quan trọng đó, Khu di tích sẽ cố gắng áp dụng những giải pháp khoa học phù hợp để bảo tồn được cây Hoàng Lan nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

(Tin và ảnh: Phòng ST,KK,TL)

 

 

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)