slider

Đánh giá nhu cầu học sinh để xây dựng chương trình giáo dục di sản ở Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

10 Tháng 07 Năm 2024 / 383 lượt xem

ThS. Nguyễn Thị Bình

Phòng Sưu tầm, Kiểm kê, Tư liệu

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (sau đây viết tắt là Khu Di tích) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình – 15 năm cuối cùng của cuộc đời (từ tháng 12/1954 đến tháng 9/1969). Qua hơn nửa thế kỷ gìn giữ và phát huy giá trị di sản của Người, nơi đây đã và đang có những đóng góp không nhỏ trong việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức cách mạng và phong cách, lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị được ban hành, Khu Di tích Phủ Chủ tịch đã trở thành địa điểm sinh hoạt chính trị, văn hóa rộng lớn, có sức lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó học sinh từ các trường tại Hà Nội và nhiều địa phương, chiếm số lượng lớn và thường xuyên đến tham quan, học tập.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh. Người từng căn dặn Đảng ta cần phải chăm lo giáo dục, đào tạo các em thành những người kế thừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội “vừa hồng” “vừa chuyên”. Để Khu Di tích thực sự trở thành một trường học thực tiễn sinh động, tuyên truyền, giáo dục di sản Hồ Chí Minh cho các thế hệ học sinh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực quan trọng của xã hội, đáp ứng nguyện vọng của học sinh; mong muốn các em hiểu biết sâu sắc hơn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó giúp các em tự hoàn thiện bản thân, có định hướng đúng đắn để học tập và phấn đấu góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, Khu Di tích đã thực hiện điều tra xã hội học qua 04 nhóm đối tượng. Cụ thể là:

STT NỘI DUNG PHIẾU KHẢO SÁT SỐ LƯỢNG
1  Phiếu khảo sát dành cho chuyên gia về trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. 60 phiếu
2 Phiếu khảo sát nhu cầu trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch dành cho học sinh 3 cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. 50 phiếu
3  Phiếu khảo sát nhu cầu trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch dành cho giáo viên 3 cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. 186 phiếu
4 Phiếu khảo sát nhu cầu khách tham quan về trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. 233 phiếu
TỔNG SỐ PHIẾU KHẢO SÁT 529 phiếu

Những năm qua, Khu Di tích đã nghiên cứu đổi mới từ nội dung giáo dục, chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm công tác này đến việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, xuất bản, bổ sung các nguồn tài liệu, thường xuyên tổ chức các tọa đàm, hội thảo khoa học, triển lãm, mở cửa thêm một số di tích... để Khu Di tích Phủ Chủ tịch thực sự trở thành “trường học lớn” là “địa chỉ đỏ cho học sinh đến học tập nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công tác giáo dục di sản Hồ Chí Minh cho học sinh tại Khu Di tích còn chưa được như mong muốn. Mặc dù, Khu Di tích đã cố gắng xây dựng những nội dung giáo dục với kiến thức cơ bản bám sát chương trình sách giáo khoa nhưng đến nay vẫn chưa có các tư liệu chuyên sâu đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, việc điều tra, khảo sát, thăm dò ý kiến của các chuyên gia, giáo viên, học sinh và khách tham quan là cần thiết để xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của học sinh khi đến tham quan học tập tại Khu di tích Phủ Chủ tịch.

Phân tích đánh giá tổng quan thực trạng công tác giáo dục di sản Hồ Chí Minh cho học sinh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ xây dựng các chương trình giáo dục di sản, Khu Di tích đã tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến của 60 chuyên gia công tác tại nhiều đơn vị di sản, bảo tàng và di tích; 50 giáo viên và 186 học sinh các cấp, 233 khách tham quan tại Khu Di tích. Việc khảo sát được tiến hành thông qua 529 phiếu điều tra để thấy được tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh, các thầy cô giáo, khách tham quan khi tìm hiểu về Khu Di tích và những chia sẻ, đóng góp hữu ích của các chuyên gia về nội dung xây dựng chương trình giáo dục di sản cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Qua đó đề xuất những giải pháp Khu Di tích cần làm để ứng dụng công nghệ giáo dục di sản cho học sinh được hiệu quả hơn. Đây là những cơ sở quan trọng cho Khu Di tích xây dựng nội dung chương trình giáo dục di sản và lựa chọn các ứng dụng phù hợp để ứng dụng công nghệ đưa các chương trình giáo dục di sản vào thực tiễn hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh.

Thực hiện điều tra trực tiếp 529 chuyên gia, giáo viên, học sinh và khách tham quan về nhu cầu trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu di tích Phủ Chủ tịch thu được kết quả cụ thể như sau:

1. Phiếu khảo sát dành cho chuyên gia về trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch:

Thông tin tổng hợp Số phiếu Tỉ lệ %
Vai trò của chương trình giáo dục di sản tại các thiết chế văn hóa bảo tàng, di tích, khu di sản:
Phát huy di sản, góp phần thu hút khách tham quan 51 85%
Góp phần đưa di sản tới công chúng trẻ tuổi 47 78%
Gắn kết di sản với giáo dục ở nhà trường 45 75%
Phát huy giá trị di sản vì cộng đồng và xã hội, góp phần đảm bảo sức sống bền vững của di sản 42 70%
Các ý kiến khác 9 15%
Ứng dụng công nghệ cho các chương trình giáo dục di sản có tác dụng gì?
Tăng tương tác của khách tham quan 43 71,6%
Tăng sức hấp dẫn và sự đa dạng cho các chương trình giáo dục di sản     53 88,3%
Giúp công chúng dễ dàng tiếp cận các giá trị của di sản 39 65%
Ý kiến khác 7 11,6%

Theo tổng hợp phiếu điều tra của 60 chuyên gia thì giáo dục di sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với các thiết chế văn hóa bảo tàng, di tích, khu di sản để: Phát huy di sản, góp phần thu hút khách tham quan (85%), Góp phần đưa di sản tới công chúng trẻ tuổi (78%); Gắn kết di sản với giáo dục ở nhà trường (75%); Phát huy giá trị di sản vì cộng đồng và xã hội, góp phần đảm bảo sức sống bền vững của di sản (70%),… Các chuyên gia đều đánh giá vai trò đặc biệt quan trọng của các chương trình giáo dục di sản tại các bảo tàng và di tích hiện nay. Điều này hoàn toàn đi đúng xu thế toàn cầu, đặc biệt khi hướng đến đối tượng là học sinh.

 Bên cạnh đó các chuyên gia đã đưa ra nhiều đóng góp ý nghĩa cho việc xây dựng các chương trình giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch như: cần lưu giữ không gian, kỷ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng đến những giá trị về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; phải đưa ra các thông tin thống nhất, không sai lệch, phản ánh được tài năng, đức độ, nhân cách của Người dành cho đất nước, nhân dân Việt Nam; truyền đạt một cách dễ tiếp cận với các đối tượng trẻ tuổi,….

Các chuyên gia cũng đồng nhất về việc ứng dụng công nghệ cho các chương trình giáo dục di sản có tác dụng: Tăng tương tác của khách tham quan (71,6%); Tăng sức hấp dẫn và sự đa dạng cho các chương trình giáo dục di sản (88,3%); Giúp công chúng dễ dàng tiếp cận các giá trị của di sản (65%)… Điều này một lần nữa khẳng định việc ứng dụng công nghệ xây dựng các chương trình giáo dục di sản là việc làm cần thiết cho hiện tại và tương lai để việc phát huy giá trị di sản được hiệu quả hơn.

2.  Tổng hợp Phiếu khảo sát giáo viên các cấp nhu cầu về trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch:

Thông tin tổng hợp Số phiếu Tỉ lệ %
Biết đến Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch qua kênh thông tin:
Tự tìm hiểu qua website, sách báo 38 76%
Thầy cô/bạn bè/người thân giới thiệu 19 38%
Qua phương tiện thông tin đại chúng 27 54%
Qua tour du lịch 32 64%
Ý kiến khác 0 0%
Có cần thiết sử dụng công nghệ trong xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp tương tác, tăng hiệu quả và sự hấp dẫn khi tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch
Cần thiết 18 36%
Rất cần thiết 32 64%
Không cần thiết 0    0%
Khác 0 0%

Bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy đa số trong 50 giáo viên các cấp tiếp cận được thông tin về Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là qua trang thông tin điện tử (website), sách, báo (76%), các phương tiện thông tin đại chúng (54%) và qua các công ty du lịch (64%) và rất cần thiết (64%), cần thiết (36%) sử dụng công nghệ trong xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp tương tác, tăng hiệu quả và sự hấp dẫn khi tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch. Con số này minh chứng về thời đại thông tin số bùng nổ và việc tiếp cận thông tin, tự tra cứu và tìm hiểu thông tin qua các trang thông tin điện tử và các phương tiện bằng điện thoại thông minh, máy tính được sử dụng phổ biến, hiệu quả. Điều đó càng khẳng định một lần nữa, giáo dục di sản qua ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ thông tin để giáo dục di sản là việc làm cần thiết và đòi hỏi sớm có lộ trình thực hiện đối với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Đặc biệt là việc sử dụng nền tảng website để ứng dụng các chương trình giáo dục di sản sẽ rất dễ tiếp cận đối với giáo viên và học sinh các cấp, không chỉ tại Hà Nội mà trên nhiều địa phương trên cả nước.

3. Tổng hợp Phiếu khảo sát học sinh các cấp nhu cầu về trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch:

Thông tin tổng hợp Số phiếu Tỉ lệ %
Biết đến Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch qua kênh thông tin:
Tự tìm hiểu qua website, sách báo 135 76%
Thầy cô/bạn bè/người thân giới thiệu 63 38%
Qua phương tiện thông tin đại chúng 92 54%
Qua tour du lịch 72 64%
Ý kiến khác 5 0%
Có cần thiết xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp các em học sinh, khách tham quan có cơ hội được tương tác, tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch:
Cần thiết 54 29%
Rất cần thiết 132 70,9%
Không cần thiết 0    0%
Có cần thiết sử dụng công nghệ trong xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp tương tác, tăng hiệu quả và sự hấp dẫn khi tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch
Cần thiết 144 77,4%
Rất cần thiết 42 22,6%
Không cần thiết 0    0%
Khác 0 0%

Với những nội dung câu hỏi như trên nhóm tác giả đã đến các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, ưu tiên những trường đã từng đưa học sinh đến trải nghiệm và tham quan tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để tiến hành khảo sát 186 học sinh. Qua khảo sát cho thấy phần lớn ý kiến học sinh các cấp đã vào và chưa vào tham quan học tập tại Khu di tích đều cho rằng rất cần thiết (70,9%) xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp các em học sinh, khách tham quan có cơ hội được tương tác, tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Điều đáng ghi nhận về thế hệ trẻ hiện nay là tiếp cận nhanh với thông tin qua các phương tiện thông minh. 76% học sinh được hỏi biết đến Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch qua việc tự tìm hiểu các thông tin trên website và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Các em cũng khẳng định cần thiết sử dụng công nghệ trong xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp tương tác, tăng hiệu quả và sự hấp dẫn khi tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (77,4%). Do đó, khi xây dựng các chương trình giáo dục di sản dành cho đối tượng là học sinh cần ưu tiên việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để hấp dẫn các em tham gia và học tập hiệu quả. Bên cạnh đó, các em cũng đưa ra mong muốn nhờ công nghệ có thể được tiếp cận với các di tích, tài liệu hiện vật của Bác được dễ dàng và chi tiết hơn thông qua các ứng dụng tham quan 360 và 3D, tham quan ảo,... Đây cũng là những đề xuất rất thực tế và là mục tiêu cần đặt ra của nhóm đề tài đó là có những sản phầm thu hút, gần gũi và dễ tiếp cận đối với các em học sinh để việc giáo dục di sản về Bác Hồ kính yêu trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch được thực sự hiệu quả hơn.

4. Tổng hợp Phiếu khảo sát khách tham quan nhu cầu về trải nghiệm giáo dục di sản tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch:

Thông tin tổng hợp Số phiếu Tỉ lệ %
Biết đến Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch qua kênh thông tin:
Tự tìm hiểu qua website, sách báo 118 50,6%
Thầy cô/bạn bè/người thân giới thiệu 72 30,9%
Qua phương tiện thông tin đại chúng 162 69,5%
Qua tour du lịch 54 23,1%
Ý kiến khác 0 0%
Có cần thiết xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp các em học sinh, khách tham quan có cơ hội được tương tác, tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch:
Cần thiết 49 29%
Rất cần thiết 182 78,1%
Không cần thiết 0    0%
Có cần thiết sử dụng công nghệ trong xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp tương tác, tăng hiệu quả và sự hấp dẫn khi tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch
Cần thiết 26 11,2%
Rất cần thiết 196 84,1%
Không cần thiết 0    0%
Khác 0 0%

Tổng hợp số liệu trên từ phiếu dành cho khách tham quan tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (233 khách được lấy phiếu ngẫu nhiên). Qua khảo sát cho thấy phần lớn các ý kiến khách tham quan thuộc nhiều lứa tuổi và giới tính, đã vào nhiều lần và lần đầu tham quan, học tập tại Khu di tích đều cho rằng rất cần thiết (78,1%) xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp khách tham quan có cơ hội được tương tác, tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. 50,6% khách tham quan được hỏi biết đến Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thông tin việc tự tìm hiểu các thông tin trên website và 69,5% là từ các phương tiện thông tin đại chúng khác. Khách tham quan  được khảo sát phần lớn khẳng định: rất cần thiết sử dụng công nghệ trong xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp tương tác, tăng hiệu quả và sự hấp dẫn khi tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch (84,1%).

Qua bốn bảng tổng hợp số liệu khảo sát trên, có thể khẳng định:

Thứ nhất, phần lớn khách tham quan, thầy cô giáo hay các em học sinh đều tiếp cận thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thông qua trang thông tin điện tử (website) và các phương tiện thông tin đại chúng qua các thiết bị thông minh cá nhân.

Thứ hai, các chuyên gia, giáo viên, học sinh và khách tham quan tham gia khảo sát đều xác nhận: Rất cần thiết xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp các em học sinh, khách tham quan có cơ hội được tương tác, tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Thứ ba, tỷ lệ rất cao chuyên gia, giáo viên, học sinh và khách tham quan khi được khảo sát khẳng định: Rất cần thiết sử dụng công nghệ trong xây dựng các chương trình giáo dục di sản giúp tương tác, tăng hiệu quả và sự hấp dẫn khi tìm hiểu các giá trị di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch.

Có thể khẳng định rằng, nếu như khi học ở trường các em học sinh được trang bị những nội dung lý thuyết khô khan trừu tượng về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì khi đến với Khu di tích và tham gia trải nghiệm các chương trình giáo dục di sản qua các ứng dụng công nghệ, những kiến thức đó không còn là những nội dung trừu tượng nữa mà tất cả đã được minh họa bằng tài liệu hiện vật, cụ thể hóa rất chân thực, trực quan sinh động. Qua nội dung giáo dục di sản bằng các hình ảnh sống động, các ứng dụng tương tác, nghe nhìn trực quan, các em được tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh hoạt đời thường giản dị, được nghe những câu chuyện về tư tưởng đạo đức của Người thông qua từng di tích sống động trong một không gian công nghệ giúp cho các em có thể tự tìm được lời giải đáp cho những băn khoăn có tính cá nhân, hay nhận được bài học về nhiều vấn đề xã hội mà thời đại chúng ta đang cần giải quyết. Và hơn thế nữa, trong giai đoạn cách mạng mới, những bài học bổ ích này còn giúp cho mỗi học sinh tự hoàn thiện bản thân mình, bồi dưỡng nhân cách, nâng cao nhận thức, có định hướng đúng đắn về tư tưởng, bản lĩnh chính trị, trở thành những chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn và khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 20,108,302

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)