slider

Kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp bộ: "Nghiên cứu thực trang môi trường sinh thái Khu di tích Phủ Chủ tịch"

07 Tháng 06 Năm 2013 / 17063 lượt xem
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Phòng BQ-DT
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch có diện tích hơn 14 ha, cảnh quan môi trường hết sức đa dạng và phong phú. Nhưng qua một thời gian dài Khu di tích vừa làm công tác bảo quản giữ gìn, vừa làm công tác phát huy tác dụng phục vụ khách tham quan, các di tích, tài liệu hiện vật và cảnh quan môi trường ở đây luôn luôn phải chịu áp lực trực tiếp của môi trường khí hậu tự nhiên mối mọt, nấm mốc, côn trùng sâu bệnh hại....và yếu tố chủ quan của con người. Việc hàng ngày phải đón tiếp một số lượng khách tham quan lớn như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến các di tích, tài liệu hiện vật và cảnh quan môi trường của Khu di tích. Ngoài ra tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh, cuộc sống tiện nghi và những tác động của khoa học công nghệ càng ảnh hưởng không nhỏ đến hiện tượng xuống cấp của Khu di tích.
Để giải quyết tốt những vấn đề nêu trên việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và lựa chọn giải pháp để bảo tồn, tu bổ hệ thống cảnh quan môi trường sinh thái Khu Di tích là yêu cầu cần thiết. Do vậy, đề tài "Nghiên cứu thực trạng môi trường sinh thái Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch" là đề tài đầu tiên được đi sâu nghiên cứu về thực trạng môi trường sinh thái và lựa chọn giải pháp để bảo tồn, tu bổ lâu dài hệ thống cảnh quan môi trường Khu di tích.
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu kỹ thực trạng là để lựa chọn các giải pháp thích hợp để bảo tồn, tu bổ lâu dài hệ thống cảnh quan môi trường vườn cây, vườn quả, vườn hoa cây cảnh và ao cá di tích trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nhằm bổ sung và nâng cao các giá trị khoa học, giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường và hoàn thiện hồ sơ khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể của Khu di tích. 
 Nghiên cứu thực trạng môi trường sinh thái Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch bao gồm:
 - Khảo sát đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội và con người đã tác động đến cảnh quan môi trường Khu di tích.
 - Khảo sát, đánh giá thực trạng vườn cây, vườn quả, cây cảnh và ao cá di tích.
 - Lập bản đồ hiện trạng, định vị từng cây trên bản đồ và số hoá.
 - Lập danh mục các loài cây, loài cá trong Khu di tích.
 - Xây dựng hồ sơ khoa học cho tõng chủng loại cây, cá trong Khu di tích.
 - Lấy mẫu phân tích tính lý hoá, so sánh, đánh giá tính chất đất và môi trường nước của ao cá.
 Từ kết quả nghiên cứu thực trạng của 6 nội dung trên tiến hành lựa chọn các giải pháp để xây dựng thành bộ quy chuẩn về bảo tồn, tu bổ hệ thống cảnh quan môi trường Khu di tích.
 Phương pháp nghiên cứu:
Đây là một đề tài đa ngành, đa lĩnh vực và có chuyên môn sâu liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Để giải quyết một cách thỏa đáng các yêu cầu của đề tài, nhóm tác giả đã linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện. Ngoài ra cũng được kế thừa và sử dụng tư liệu, hồ sơ tài liệu hiện vật, các tác phẩm, các kết quả nghiên cứu của cán bộ khoa học Khu di tích và các nhà nghiên cứu về Khu di tích, về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước tới nay.
Giải pháp để bảo tồn, tu bổ hệ thống cảnh quan môi trường Khu Di tích.
Để đánh giá thực trạng nhóm đề tài dựa vào Bản đồ khu vực 2 - 9 (do Bộ tư lệnh Công binh lập năm 1971) để xác định thực trạng Khu di tích. Theo Luật di sản thì thực trạng này sẽ được coi là gốc và được xem là tính nguyên trạng của di tích để tiến hành các bước nghiên cứu khoa học, xây dựng hồ sơ và tiến hành nhiệm vụ bảo tồn cảnh quan môi trường Khu di tích. Việc nghiên cứu thực trạng, hoàn thiện hồ sơ khoa học và thống kê toàn bộ thực trạng, rồi đối chiếu với hiện trạng vốn có ở thời điểm năm 1969 (Bản đồ khu vực 2- 9 lập năm 1971) để từ đó đưa ra những giải pháp cho công tác bảo tồn, tu bổ cảnh quan môi trường Khu di tích. Thông qua bản vẽ hiện trạng năm 2010 để làm mốc, bản vẽ thực trạng này là cơ sở để xác định sự biến đổi của di tích trong nhiều năm qua. Hệ thống vườn cây, ao cá đến các chi tiết cụ thể cây, con, thảm cỏ... tất cả đều phải được xem xét một cách kỹ lưỡng đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của khâu nghiên cứu thực trạng, lựa chọn giải pháp để bảo tồn, tu bổ.
a. Các giải pháp để bảo tồn, tu bổ vườn cây và thảm cỏ trong Khu Di tích:
Hiện tượng xuống cấp của cây xanh được thể hiện như: Cây cụt cành chiếm 28%; Cây rỗng ruột chiếm 12,9%; Cây bị mối ăn chiếm 12,4%; Cây sâu mục chiếm 23,2%; Cây bị đóng đinh, cọc sứ chiếm 23,5%; Cây sinh trưởng phát triển không bình thường 20%.
- Giải pháp về quy hoạch: Quy hoạch tu bổ, tôn tạo vườn cây phải tuân thủ nguyên tắc cao nhất. Đảm bảo các yêu cầu sinh học của cây, sự an toàn của kiến trúc, các yêu cầu của thẩm mỹ và giá trị vĩnh cửu. Việc quy hoạch phải nghiên cứu các tư liệu lịch sử và căn cứ vào ý kiến của các cán bộ lão thành đã gần Bác Hồ để xác định hiện trạng vườn cây vào thời điểm Người qua đời 1969 và lấy mốc 1969 làm mốc hiện trạng để bảo vệ và duy trì. Riêng vườn quả, là nơi thực hiện theo lời Bác dạy, được trồng về sau, thì không theo mốc 1969. Khu mặt tiền Phủ Chủ tịch là nơi cần tạo một cảnh quan phù hợp với nhiệm vụ của ngôi nhà và kiến trúc chung.
- Giải pháp về xếp hạng bảo tồn vườn cây xanh: Cây xanh là hiện vật sống, có tái sinh, tăng trưởng, phát dục, cạnh tranh và chết. Việc tu sửa và trồng lại là điều không thể tránh khỏi. Mỗi cây xanh trong Khu di tích có vị trí, giá trị, ý nghĩa lịch sử, khoa học và thẩm mỹ khác nhau. Có loại cây được trồng từ trước, có loại cây trồng sau khi Bác về ở và có cây gắn bó với những hoạt động của Bác Hồ.
Cây xanh được xếp hạng theo ba mức độ bảo vệ:
+ Mức độ I : là những cây cần phải bảo vệ với cố gắng cao nhất, khi già và chết phải được thay thế bằng cây con dự trữ của nó, và trồng đúng vị trí;
+ Mức độ II : là những cây có thể thay thế khi cần thiết;
+ Mức độ III : là những cây ít giá trị lịch sử có thể thay thế bằng loài khác.
- Giải pháp về bảo vệ duy trì chăm sóc vườn cây: Cần hạn chế những thay đổi của bản thân cây gây nên và sự tác động của con người theo yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan đóng trên khu vực. Tiến hành tỉa cành, tạo tán, gỡ tầm gửi, ký sinh và phòng trừ sâu bệnh, mối, mọt cho toàn bộ cây trong khu vực hạn chế lây bệnh để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Giải pháp về tu bổ, cải tạo vườn quả:Đối với cây ăn quả di tích cần bảo tồn theo hướng chăm sóc hợp lý, có hướng duy trì, nhân giống để trồng thay thế. Cần bảo tồn các cây di tích. Việc tiếp nhận, trồng, luân chuyển cây ăn quả, cây hoa, phải thực hiện theo đúng quy hoạch, đúng mật độ để tạo ra một cảnh quan đẹp cho khu vườn. Cây ăn quả quá già nên thay bằng những giống cây đặc sản của các vùng, miền đất nước, nhưng cây đó phải thích hợp với điều kiện tự nhiên của vườn. Hạn chế ảnh hưởng xấu của mực nước ngầm bằng cách nâng cao địa thế đất vườn quả và xây dựng qui trình trồng, chăm sóc cây ăn quả. Áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm tổ chức quản lý, chăm sóc của cán bộ kỹ thuật đã, đang thực hiện.
b. Các giải pháp để bảo tồn, tu bổ ao cá Bác Hồ trong Khu Di tích.
Ao cá Bác Hồ ở trong Khu di tích có diện tích 3.320m2, với độ sâu bình quân hơn 2m, dung lượng nước trong ao khoảng 6.000 m3, có trữ lượng gần 5.000 kg cá các loại, thuộc 23 loài và 6 nhóm.
Hiện nay, môi trường nước trong ao đang tồn tại một số vấn đề như: Hàm lượng DO hòa tan thấp, đặc biệt vào thời điểm ban đêm và sáng sớm hàm lượng ô xy trong ao xuống thấp không cung cấp đủ DO cho các quá trình phản ứng ôxy hóa xảy ra, môi trường ao nuôi đang ở trạng thái khử. Hàm lượng NH4+ cao gây thiếu hụt DO, tạo ra NH3 và NO2- gây độc cho môi trường. Các chỉ tiêu thủy lý hóa có thể biến động theo ngày đêm và theo mưa, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của khu hệ sinh vật đáy, làm mất cân bằng môi trường sinh thái, gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến đàn cá được nuôi trong ao.
- Giải pháp quản lý chất lượng môi trường ao cá:
- Giải pháp về cơ cấu đàn cá và bổ sung phối hợp loài.
- Giải pháp về hạn chế tác động của môi trường bên ngoài.
- Giải pháp về bổ sung thiết bị phụ trợ môi trường cho ao cá.
- Giải pháp về cải thiện nguồn nước.
- Giải pháp về cải tạo đáy ao.
Kết quả và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
6.1 Báo cáo chuyên đề: "Khảo sát, đánh giá thực trạng và lựa chọn giải bảo tồn, tu bổ cây xanh, thảm cỏ trong Khu di tích", gồm 63 trang, phụ lục và ảnh hiện trạng cây xanh .
Kèm theo còn có 1 sản phẩm bổ sung khác là: bản đồ tổng thể về hiện trạng khu vườn Phủ Chủ tịch.
6.2 Bộ danh mục 161 loại cây xanh có trong Khu di tích và Bộ hồ sơ gồm 1.468 phiếu hồ sơ khoa học cây xanh đầy đủ các yếu tố các thành phần, chủng loại, các đặc điểm sinh học của từng cá thể đảm bảo tính khoa học và tính pháp lý để thực hiện việc nghiên cứu, bảo tồn, tu bổ lâu dài hệ thống vườn cây Khu di tích.
6.3 Tập Báo cáo chuyên đề: "Khảo sát, đánh giá thực trạng và lựa chọn giải pháp để bảo tồn tu bổ vườn quả, cây hoa, cây cảnh trong Khu di tích", gồm 62 trang, Phụ lục và hai đĩa ảnh hiện trạng cây ăn quả.
6.4 Tập Báo cáo chuyên đề: "Khảo sát đánh giá thực trạng và lựa chọn giải pháp để bảo tồn, tu bổ Ao cá Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch", gồm 51 trang.
Kèm theo sản phẩm còn có 1 sản phẩm bổ sung khác gồm: Bộ danh mục và bộ 27 phiếu hồ sơ về các loài cá vµ các mẫu phân tích tính chất lý hoá các thành nước trong ao cá Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch".
6.5 Tập Báo cáo “Nghiên cứu thực trạng, đánh giá ảnh hưởng của khách tham quan du lịch với việc bảo tồn cảnh quan môi trường Khu di tích” (gồm 32 trang).
Kèm theo sản phẩm chính còn có bộ ảnh tư liệu về hiện trạng cảnh quan môi trường Khu di tích.
6.6 Tập báo cáo tổng kết hội thảo khoa học thực tiễn "Nghiên cứu thực trạng, lựa chọn giải pháp để bảo tồn tu bổ cảnh quan môi trường Khu di tích" gồm có 27 báo cáo tham gia hội thảo. Tuy đây là một hội thảo chuyên đề với mục đích là phục vụ cho đề tài. Những kết quả mà hội thảo thu được vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu để phục vụ cho công việc bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể của Khu di tích đặc biệt này.
6.7 Bộ quy chuẩn về các giải pháp để bảo tồn, tu bổ cảnh quan môi trường Khu di tích. Đó chính là các yếu tố tác động ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và các giải pháp được lựa chọn để phục vụ cho công tác bảo tồn tu bổ lâu dài hệ thống cảnh quan môi trường Khu di tích (gồm 65 trang).
6.8 Bản báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài: "Nghiên cứu thực trạng môi trường sinh thái Khu di tích" (gồm 152 trang và phụ lục).
6.9 Ngoài tám sản phẩm chính và các sản phẩm bổ sung. Đề tài còn có 3 sản phẩm quan trọng đó là:
* Báo cáo Toạ đàm khoa học " Đánh giá hiện trạng, lựa chọn giải pháp Bảo tồn cây trường xanh trong Khu di tớch" gồm có 11 ý kiến phát biểu của các nhà khoa hoc chuyên gia đầu ngành về Văn hoỏ, Nông, Lâm nghiệp. Khi cây trường xanh có hiện tượng héo cành lá và chết dần từng cành (do bị sâu, mục, mối, mọt và nấm bệnh) với những biện pháp, giải pháp để khắc phục, nhằm bảo tồn cây trường xanh. Tuy phạm vi nội dung, thành phần tham gia và những đúng góp của toạ đàm có hạn hẹp nhưng đã đạt được kết quả hết sức tốt đẹp, giúp cho cây trường xanh hồi tĩnh trở lại. Các biện pháp, giải pháp của các nhà khoa học đưa ra không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn cây trường xanh mà còn tiếp tục phục vụ cho công việc bảo tồn, tu bổ tôn tạo cây xanh trong Khu di tích.
* Bộ quy trình chăm sóc một số cây ăn quả chính trong Khu di tích.
* Tập tư liệu và hình ảnh các loài cá trong ao cá Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.
- Về số lượng sản phẩm: Đề tài dù hoàn thành đầy đủ các sản phẩm tính cả sản phẩm chính và những sản phẩm kèm theo tổng cộng có 14 sản phẩm được hoàn thành. Trong đó có 3 sản phẩm hoàn thành vượt mức so với khi đăng ký đề tài.
Tóm lại, các sản phẩm của đề tài đã phản ánh đúng quá trình triển khai thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và mỗi sản phẩm đều xứng đáng được gọi là một công trình khoa học có giá trị nhất định.
* Với đề tài này, chúng tôi xin đưa ra mấy nhận xét sau:
- Về hiệu quả kinh tế: Đề tài này được thực hiện thành công đã giải quyết được một vấn đề rất cơ bản đó là việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và lựa chọn giải pháp để bảo tồn, tu bổ hệ thống cảnh quan môi trường Khu di tích và hoàn chỉnh cỏc hồ sơ khoa học cho từng chủng loại cây, cỏ mà từ trước đến nay chưa làm được. Đặc biệt là đã được đẩy lên một bước mới, mở ra một giai đoạn mới để nhanh chóng giải quyết tốt khâu tồn đäng này từ nhiều năm nay. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng các kế hoạch, các chương trình, các dự án thích hợp và hiệu quả cho việc bảo tồn, tu bổ cảnh quan môi trường Khu di tích.
Các sản phẩm của đề tài sẽ giúp cho Khu di tích có điều kiện trong quản lý sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo quản, gìn giữ được tốt hơn và mang lại những hiệu quả lâu dài cho Khu di tích.
Đề tài này được triển khai trong lúc Khu di tích đang triển khai dự án "Bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể của Khu di tích".
- Về hiệu quả xã hội: Bằng những kết quả đã đạt được của đề tài, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đã có những cơ sở khoa học để mở rộng hoạt động và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, đó là các công tác bảo tồn nguyên trạng các di tích và cảnh quan môi trường Di tích.
- Những kết quả đạt được của đề tài đặc biệt là những sản phẩm có tính khả thi, áp dụng rất cao đi vào trực tiếp phục vụ công tác bảo quản, tu bổ và chống xuống cấp di tích nhất là bộ hồ sơ và bộ quy chuẩn về các giải pháp để bảo tồn tu bổ chắc chắn sẽ đóng góp đáng kể để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy tác dụng của Khu di tích.
- Từ những kết quả tích cực của đề tài, từ những sản phẩm của đề tài sau khi đó được nghiệm thu và tổ chức công bố, chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của hệ thống Bảo tàng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước, sự chỳ ý của các cơ quan nghiên cứu về cảnh quan, môi trường sinh thái, những nhà nghiên cứu và tất cả những người quan tâm đến việc nghiên cứu, về môi trường, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết luận
Đề tài khoa học "Nghiên cứu thực trạng môi trường sinh thái Khu di tích" đã nghiên cứu, đánh giá và tiến hành khảo sát kỹ thực trạng để có số liệu, bổ sung thông tin hoàn chỉnh cho từng nội dung, từng nhóm vấn đề, nhóm công việc. Từ đó tiến hành việc đối chiếu so sánh, chỉnh lý, hệ thống hoá phân loại theo nguyên tắc khoa học. Trên cơ sở đó để hình thành và hoàn thành các sản phẩm của đề tài.
Nhưng đối với công tác nghiên cứu thực trạng là một vấn đề cần được làm thường xuyên để chỉnh lý bổ sung và đến một thời điểm nhất định thì phải làm lại hồ sơ khoa học và bản đồ hiện trạng. Vì vậy, Khu di tích cần có kế hoạch làm theo định kỳ 5 năm bổ sung và chỉnh lý một lần và 10 năm làm tổng thể là việc làm hết sức cần thiết, không chỉ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho di tích mà còn là thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường sống ở nơi này như khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã và mãi mãi là điểm đến của mọi tầng lớp nhân dân.

Xem thêm

Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 19,465,586

Bản quyền thuộc: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch

Địa chỉ: Số 1 - Hoàng Hoa Thám (cổng Đỏ) - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 08 044 287 - 08 043 315 , Fax: 08 043 064

Email: nhasanbacho.pct@gmail.com

Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ chiều thứ 2)

Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h

Liên hệ đăng ký đoàn tham quan: 08 043 226 (Phòng Tuyên truyền, Giáo dục) - 08 044 287 (Phòng Hành chính, Tổng hợp)